Loài bướm đêm chuyên hút máu ở vùng Siberia của Nga là "bướm ma cà rồng". Loài này đậu lên cơ thể động vật, nhanh chóng thọc chiếc lưỡi vào da để hút máu, sử dụng ngạnh và móc trên lưỡi chọc thủng da con vật. Bướm ma cà rồng có thói quen hút máu từ động vật có xương sống. Tuy nhiên, chỉ có bướm ma cà rồng đực hút máu, còn bướm cái không hề có hành vi quái đản này. Những con bướm cái nhận máu từ bướm đực để bổ sung dưỡng chất natri cho con của chúng. Jennifer Zaspel, nhà nghiên cứu côn trùng tại Đại học Florida, Mỹ nói: "Tôi cho rằng máu là món quà mà bướm đực dành cho bạn tình của chúng". Bướm ma cà rồng chưa có tên khoa học chính thức, tuy nhiên chúng rất giống Calyptra thalictri, một loài bướm ăn quả ở châu Âu. Chỉ khác vài chi tiết trên cánh. Loài bướm này cũng được tìm thấy ở Anh. Các loài bướm này không được cho là gây hại cho con người.
Loài bướm đêm chuyên hút máu ở vùng Siberia của Nga là "bướm ma cà rồng".
Loài này đậu lên cơ thể động vật, nhanh chóng thọc chiếc lưỡi vào da để hút máu, sử dụng ngạnh và móc trên lưỡi chọc thủng da con vật.
Bướm ma cà rồng có thói quen hút máu từ động vật có xương sống.
Tuy nhiên, chỉ có bướm ma cà rồng đực hút máu, còn bướm cái không hề có hành vi quái đản này.
Những con bướm cái nhận máu từ bướm đực để bổ sung dưỡng chất natri cho con của chúng. Jennifer Zaspel, nhà nghiên cứu côn trùng tại Đại học Florida, Mỹ nói: "Tôi cho rằng máu là món quà mà bướm đực dành cho bạn tình của chúng".
Bướm ma cà rồng chưa có tên khoa học chính thức, tuy nhiên chúng rất giống Calyptra thalictri, một loài bướm ăn quả ở châu Âu. Chỉ khác vài chi tiết trên cánh.
Loài bướm này cũng được tìm thấy ở Anh.
Các loài bướm này không được cho là gây hại cho con người.