Cây sau sau thường bị nhầm với phong lá đỏ ở khu Ngoại giao đoàn còn có tên sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm, là cây bản địa của vùng Trung, Nam – Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam, Lào.Ở Việt Nam, cây sau sau tập trung nhiều ở vùng núi thấp và trung du, không tìm thấy ở các tỉnh phía nam. Sau sau thuộc loại cây gỗ, thường mọc ở ven rừng, rừng thứ sinh, đổi và quanh bờ mương rẫy.Lá cây sau sau có hình dạng khá giống lá phong, để phân biệt người ta dựa vào thùy lá: lá sau sau xẻ thành 3 thùy và lá phong có 5-6 thùy tùy sinh cảnh sống. Ngoài ra cây sau sau có quả, trong khi phong lá đỏ không có.Lá sau sau chứa nhiều tanin. Các tanin thay đổi theo mùa như telimagrandin II là thành phần chủ yếu vào đầu mùa xuân, trong khi đó casuarinin và pedunuculagin là tanin chính vào mùa thu. Các tanin C. glucosidic và oligomeric, chất hertellin tác dụng ức chế khối u.Cây sau sau có đường kính thân 20-30cm, cao khoảng 6-7m. Cây sau sau tươi tốt vào mùa xuân sang hè, bắt đầu chuyển màu đỏ dịp cuối thu sang đôngQuả của cây sau sau có vị đắng, tính bình, mùi thơm và nhiều công dụng chữa bệnh. Quả của cây có thể khử phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh, chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tiểu khó, mề đay, viêm da, chàm,....Lá của cây sau sau có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết, chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema.Nhựa của cây sau sau cũng có tác dụng chữa bệnh như trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam; dùng ngoài bôi chữa vết thương chảy máu.Không những thế, nhựa của cây còn được dùng uống để trị mụn nhọt và đau răng. Rễ cây sau sau vị đắng tính ấm, chữa thấp khớp và đau răng.Trong y học cổ truyền và dân gian Trung Quốc, sau sau được dùng làm thuốc giảm đau và sát trùng. Dùng uống trị viêm ruột và lỵ, trực khuẩn, phối hợp với các vị khác làm thuốc long đờm trong điều trị lao.Một số bài thuốc của cây sau sau được lưu truyền như: nhựa cây sau sau đốt cháy, phần còn lại tán nhỏ, bôi vào chỗ đau để trị sâu răng, đau răng.Đun tan 40g nhựa cây sau sau, 40g nhựa thông, 10g sáp ong, 10g dầu vừng, đánh đều cho loãng, để nguội phết lên giấy, dán vào chỗ đau để chữa mụn nhọt, vết thương do bị đánh, phong thấp sưng đau. Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày
Cây sau sau thường bị nhầm với phong lá đỏ ở khu Ngoại giao đoàn còn có tên sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm, là cây bản địa của vùng Trung, Nam – Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam, Lào.
Ở Việt Nam, cây sau sau tập trung nhiều ở vùng núi thấp và trung du, không tìm thấy ở các tỉnh phía nam. Sau sau thuộc loại cây gỗ, thường mọc ở ven rừng, rừng thứ sinh, đổi và quanh bờ mương rẫy.
Lá cây sau sau có hình dạng khá giống lá phong, để phân biệt người ta dựa vào thùy lá: lá sau sau xẻ thành 3 thùy và lá phong có 5-6 thùy tùy sinh cảnh sống. Ngoài ra cây sau sau có quả, trong khi phong lá đỏ không có.
Lá sau sau chứa nhiều tanin. Các tanin thay đổi theo mùa như telimagrandin II là thành phần chủ yếu vào đầu mùa xuân, trong khi đó casuarinin và pedunuculagin là tanin chính vào mùa thu. Các tanin C. glucosidic và oligomeric, chất hertellin tác dụng ức chế khối u.
Cây sau sau có đường kính thân 20-30cm, cao khoảng 6-7m. Cây sau sau tươi tốt vào mùa xuân sang hè, bắt đầu chuyển màu đỏ dịp cuối thu sang đông
Quả của cây sau sau có vị đắng, tính bình, mùi thơm và nhiều công dụng chữa bệnh. Quả của cây có thể khử phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh, chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tiểu khó, mề đay, viêm da, chàm,....
Lá của cây sau sau có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết, chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema.
Nhựa của cây sau sau cũng có tác dụng chữa bệnh như trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam; dùng ngoài bôi chữa vết thương chảy máu.
Không những thế, nhựa của cây còn được dùng uống để trị mụn nhọt và đau răng. Rễ cây sau sau vị đắng tính ấm, chữa thấp khớp và đau răng.
Trong y học cổ truyền và dân gian Trung Quốc, sau sau được dùng làm thuốc giảm đau và sát trùng. Dùng uống trị viêm ruột và lỵ, trực khuẩn, phối hợp với các vị khác làm thuốc long đờm trong điều trị lao.
Một số bài thuốc của cây sau sau được lưu truyền như: nhựa cây sau sau đốt cháy, phần còn lại tán nhỏ, bôi vào chỗ đau để trị sâu răng, đau răng.
Đun tan 40g nhựa cây sau sau, 40g nhựa thông, 10g sáp ong, 10g dầu vừng, đánh đều cho loãng, để nguội phết lên giấy, dán vào chỗ đau để chữa mụn nhọt, vết thương do bị đánh, phong thấp sưng đau.
Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày