Khu vực Bắc Cực đang ấm lên nhanh chóng do biến đổi khí hậu. Lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy và hé lộ những bí mật trước đây được thiên nhiên giấu kín. Ngoài hóa thạch, còn có một lượng lớn carbon và khí metan, thủy ngân độc hại và các bệnh cổ xưa.Theo nhà khoa học, vùng băng vĩnh cửu hàng triệu năm nay không hề tan chảy có khả năng giấu trong đó các loại virus cổ đại, có thể vô hại đối với con người nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm khủng khiếp.Đã từng tồn tại kỷ Nhân sinh - một hệ sinh thái thời voi ma mút khổng lồ với các loài động vật như bò xạ hương, tê giác lông mượt, còn có những căn bệnh của riêng thời đó. Tất cả đều bị đóng băng, và bây giờ bắt đầu tan chảyVào mùa hè năm 2016, một nhóm người chăn tuần lộc đã mắc phải một căn bệnh bí ẩn. Tin đồn về "dịch bệnh Siberia" bắt đầu lan truyền. Tuy nhiên căn bệnh này xuất hiện lần cuối vào năm 1941. Khi một cậu bé và 2.500 con tuần lộc mất, nó mới được xác định là bệnh than.Nguồn gốc của căn bệnh này là từ những con tuần lộc bị rã đông. Chúng chết vì bệnh than cách đây 75 năm trước (1941). Báo cáo về Bắc Cực năm 2018 suy đoán rằng bệnh cúm Tây Ban Nha, bệnh đậu mùa hoặc bệnh dịch đã tuyệt chủng bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu có thể tái xuất bất cứ lúc nào nếu băng tan.Một nghiên cứu năm 2014 của Pháp sử dụng một loại virus 30.000 năm tuổi được đông lạnh trong lớp băng vĩnh cửu. Điều đáng sợ là virus này ngay lập tức sống lại dù đã trải qua 300 thế kỷ.Khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy, thủy ngân cũng xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Bắc Cực là khu vực có hàm lượng thủy ngân cao nhất hành tinh. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính có tổng cộng 1.656.000 tấn thủy ngân bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu.Khi băng tan, một lượng lớn thủy ngân được giải phóng vào các vùng đất ngập nước, là môi trường hoàn hảo để sinh vật hấp thụ chúng, sau đó xâm nhập vào mạng lưới thức ăn. Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo về liên hệ giữa sự nóng lên nhanh chóng và sạt lở đất đang đe dọa các thành phố và các điểm du lịch. Nghiên cứu cho thấy băng tan ở Alaska có thể làm xói mòn đá và gây ra sóng thần.Nếu một trận lở đất ập xuống vịnh hẹp, sóng cao tới hàng trăm mét có thể tấn công các tàu trong khu vực gần những ngọn núi đó, và làm ngập địa điểm du lịch nổi tiếng, đánh vào thị trấn Whittier.Một báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc công bố đã đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản đầu tiên nếu thế giới thành công hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, diện tích tầng đất đóng băng vĩnh cửu đến năm 2100 sẽ giảm 24%.Ở kịch bản thứ 2, nếu lượng khí thải từ các hoạt động sử nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục gia tăng trong 50 năm mới, 70% diện tích tầng đất đóng băng vĩnh cửu này sẽ có thể biến mất và điều này đồng nghĩa với việc lượng lớn khí hiệu ứng nhà kính thoát ra không khí.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Khu vực Bắc Cực đang ấm lên nhanh chóng do biến đổi khí hậu. Lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy và hé lộ những bí mật trước đây được thiên nhiên giấu kín. Ngoài hóa thạch, còn có một lượng lớn carbon và khí metan, thủy ngân độc hại và các bệnh cổ xưa.
Theo nhà khoa học, vùng băng vĩnh cửu hàng triệu năm nay không hề tan chảy có khả năng giấu trong đó các loại virus cổ đại, có thể vô hại đối với con người nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm khủng khiếp.
Đã từng tồn tại kỷ Nhân sinh - một hệ sinh thái thời voi ma mút khổng lồ với các loài động vật như bò xạ hương, tê giác lông mượt, còn có những căn bệnh của riêng thời đó. Tất cả đều bị đóng băng, và bây giờ bắt đầu tan chảy
Vào mùa hè năm 2016, một nhóm người chăn tuần lộc đã mắc phải một căn bệnh bí ẩn. Tin đồn về "dịch bệnh Siberia" bắt đầu lan truyền. Tuy nhiên căn bệnh này xuất hiện lần cuối vào năm 1941. Khi một cậu bé và 2.500 con tuần lộc mất, nó mới được xác định là bệnh than.
Nguồn gốc của căn bệnh này là từ những con tuần lộc bị rã đông. Chúng chết vì bệnh than cách đây 75 năm trước (1941). Báo cáo về Bắc Cực năm 2018 suy đoán rằng bệnh cúm Tây Ban Nha, bệnh đậu mùa hoặc bệnh dịch đã tuyệt chủng bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu có thể tái xuất bất cứ lúc nào nếu băng tan.
Một nghiên cứu năm 2014 của Pháp sử dụng một loại virus 30.000 năm tuổi được đông lạnh trong lớp băng vĩnh cửu. Điều đáng sợ là virus này ngay lập tức sống lại dù đã trải qua 300 thế kỷ.
Khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy, thủy ngân cũng xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Bắc Cực là khu vực có hàm lượng thủy ngân cao nhất hành tinh. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính có tổng cộng 1.656.000 tấn thủy ngân bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu.
Khi băng tan, một lượng lớn thủy ngân được giải phóng vào các vùng đất ngập nước, là môi trường hoàn hảo để sinh vật hấp thụ chúng, sau đó xâm nhập vào mạng lưới thức ăn. Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo về liên hệ giữa sự nóng lên nhanh chóng và sạt lở đất đang đe dọa các thành phố và các điểm du lịch. Nghiên cứu cho thấy băng tan ở Alaska có thể làm xói mòn đá và gây ra sóng thần.
Nếu một trận lở đất ập xuống vịnh hẹp, sóng cao tới hàng trăm mét có thể tấn công các tàu trong khu vực gần những ngọn núi đó, và làm ngập địa điểm du lịch nổi tiếng, đánh vào thị trấn Whittier.
Một báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc công bố đã đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản đầu tiên nếu thế giới thành công hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, diện tích tầng đất đóng băng vĩnh cửu đến năm 2100 sẽ giảm 24%.
Ở kịch bản thứ 2, nếu lượng khí thải từ các hoạt động sử nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục gia tăng trong 50 năm mới, 70% diện tích tầng đất đóng băng vĩnh cửu này sẽ có thể biến mất và điều này đồng nghĩa với việc lượng lớn khí hiệu ứng nhà kính thoát ra không khí.