Nằm trong vườn bách thảo Acharya Jagadish Chandra Bose (Ấn Độ), cây cổ thụ 250 năm tuổi này được gọi là The Great Banyan. Tán cây đa khổng lồ bao phủ diện tích rộng khoảng 14.400 m2, hai bên đối diện cách nhau khoảng 411 m2. Ảnh: Biswarup Ganguly.Một con đường được xây dựng xung quanh cây Banyan để du khách chiêm ngưỡng diện tích vĩ đại của nó. Ảnh: Business Insider.Điều kỳ lạ là tán cây không tạo thành từ các nhánh, mà từ 3.600 rễ mọc trên không, theo Atlas Obscura. Ảnh: Shutterstock/Rudra Narayan Mitra.Các rễ trên không được những rễ khác dưới mặt đất hỗ trợ, khiến cây đa cổ thụ này trông giống như một khu rừng. Ảnh: Business Insider.Các nhà khoa học ngạc nhiên vì cây Banyan vẫn còn sống. Vào năm 1884 và 1886, lốc xoáy càn quét khu vực, làm bật một số rễ cây. Thân cây chính bị nấm mốc tấn công. Năm 1925, thân cây chính bị mục nát và buộc phải chặt bỏ. Khi còn tồn tại, thân cây có đường kính khoảng 15,5 m. Ảnh: Business Insider.Cây đa ở Ấn Độ thường là nơi tụ họp của người dân. Họ ngồi quanh các gốc đa để trò chuyện và thư giãn. Ảnh: Shutterstock/Rudra Narayan Mitra.Bang Andhra Pradesh ở Ấn Độ còn có một cây thậm chí lớn hơn Banyan, có tên Thimmamma Marrimanu. Tán cây này chính thức được công nhận là lớn nhất thế giới với diện tích hơn 18.580 m2. Ảnh: Wikipedia.
Nằm trong vườn bách thảo Acharya Jagadish Chandra Bose (Ấn Độ), cây cổ thụ 250 năm tuổi này được gọi là The Great Banyan. Tán cây đa khổng lồ bao phủ diện tích rộng khoảng 14.400 m2, hai bên đối diện cách nhau khoảng 411 m2. Ảnh: Biswarup Ganguly.
Một con đường được xây dựng xung quanh cây Banyan để du khách chiêm ngưỡng diện tích vĩ đại của nó. Ảnh: Business Insider.
Điều kỳ lạ là tán cây không tạo thành từ các nhánh, mà từ 3.600 rễ mọc trên không, theo Atlas Obscura. Ảnh: Shutterstock/Rudra Narayan Mitra.
Các rễ trên không được những rễ khác dưới mặt đất hỗ trợ, khiến cây đa cổ thụ này trông giống như một khu rừng. Ảnh: Business Insider.
Các nhà khoa học ngạc nhiên vì cây Banyan vẫn còn sống. Vào năm 1884 và 1886, lốc xoáy càn quét khu vực, làm bật một số rễ cây. Thân cây chính bị nấm mốc tấn công. Năm 1925, thân cây chính bị mục nát và buộc phải chặt bỏ. Khi còn tồn tại, thân cây có đường kính khoảng 15,5 m. Ảnh: Business Insider.
Cây đa ở Ấn Độ thường là nơi tụ họp của người dân. Họ ngồi quanh các gốc đa để trò chuyện và thư giãn. Ảnh: Shutterstock/Rudra Narayan Mitra.
Bang Andhra Pradesh ở Ấn Độ còn có một cây thậm chí lớn hơn Banyan, có tên Thimmamma Marrimanu. Tán cây này chính thức được công nhận là lớn nhất thế giới với diện tích hơn 18.580 m2. Ảnh: Wikipedia.