Trong bộ sưu tập bò sát ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, gây ấn tượng bậc nhất phải kể đến rồng Nam Mỹ. Loài bò sát này có thể dài đến gần 2m, ngoại hình rùng rợn với gai nhọn lởm chởm, có thể coi là một loài "quái vật" có thật. Chúng có nguồn gốc từ Trung, Nam Mỹ nhưng thích nghi khá tốt với môi trường sống ở Việt Nam.Nếu rồng Nam Mỹ có quê quán cách Thảo Cầm Viên nửa vòng trái đất thì rồng đất lại là loài bò sát bản địa Việt Nam.Chúng có ngoại hình như một chú rồng mini với cơ thể màu xanh xám, chiều dài khoảng 25cm khi trường thành, có mào gai kéo dài từ gáy tới đuôi.Kỳ đà nước hay kỳ đà hoa là một loài bò sát bản địa khác của Việt Nam. Có thể dài tới 2,5 m khi trưởng thành, chúng là loài thằn lằn kích thước lớn nhất Việt Nam.Đúng như tên gọi của mình, kỳ đà nước thích sống gần môi trường nước như bờ sông bờ suối. Một trong các cá thể kỳ đà nước ở Thảo Cầm Viên được người dân bắt ở bờ sông Rạch Bàng, quận 7 TP HCM vào tháng 7/2016.Cá sấu, chúa tể các loài bò sát có hẳn một khu chuồng lớn ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ở Việt Nam, cá sấu gần như đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng lại được nuôi khá nhiều trong các trang trại để lấy thịt và da.Tương phản với sự khổng lồ của cá sấu là thằn lằn bóng. Loài bò sát nhỏ bé và nhanh nhẹn này có thể được bắt gặp ở hầu hết các đô thị ở Việt Nam.Họ nhà rắn ở Thảo Cầm Viên có sự góp mặt của loài trăn gấm, một loài bò sát bản địa Việt Nam. Từng được ghi nhận với chiều dài tới 10m, chúng là thành viên thuộc phân họ rắn dài nhất thế giới.Con trăn vàng là dạng bạch tạng của trăm gấm, có màu vàng rực rỡ rất bắt mắt.Trong các loài bò sát họ nhà rùa ở Thảo Cầm Viên, đáng chú ý nhất là rùa răng. Với chiều dài đạt tới 50cm, cân nặng 15 kg khi trưởng thành, đây là loài lớn nhất trong họ Rùa đầm ở Việt Nam.Không chỉ bự con, rùa răng còn có mỏ hình dáng như hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách há mỏ hình răng để dọa.Một đại diện khác của họ rùa ở Thảo Cầm Viên là rùa núi vàng. Đây là một loài rùa núi có khu vực phân bố khá rộng ở Việt Nam.Cũng là một loài bản địa Việt Nam, rùa hộp lưng đen là một loài rùa độc đáo, có thể khép kín 100% cơ thể trong mai nhờ cơ chế "đậy nắp", không để lộ ra một phần thịt nào.Đáng ngạc nhiên là có lúc trong bộ sưu tập bò sát của Thảo Cầm Viên xuất hiện cả... rùa biển. Dường như cá thể rùa này được nuôi tạm ở đây trước khi chuyển đến một môi trường phù hợp hơn.
Trong bộ sưu tập bò sát ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, gây ấn tượng bậc nhất phải kể đến rồng Nam Mỹ.
Loài bò sát này có thể dài đến gần 2m, ngoại hình rùng rợn với gai nhọn lởm chởm, có thể coi là một loài "quái vật" có thật. Chúng có nguồn gốc từ Trung, Nam Mỹ nhưng thích nghi khá tốt với môi trường sống ở Việt Nam.
Nếu rồng Nam Mỹ có quê quán cách Thảo Cầm Viên nửa vòng trái đất thì rồng đất lại là loài bò sát bản địa Việt Nam.
Chúng có ngoại hình như một chú rồng mini với cơ thể màu xanh xám, chiều dài khoảng 25cm khi trường thành, có mào gai kéo dài từ gáy tới đuôi.
Kỳ đà nước hay kỳ đà hoa là một loài bò sát bản địa khác của Việt Nam. Có thể dài tới 2,5 m khi trưởng thành, chúng là loài thằn lằn kích thước lớn nhất Việt Nam.
Đúng như tên gọi của mình, kỳ đà nước thích sống gần môi trường nước như bờ sông bờ suối. Một trong các cá thể kỳ đà nước ở Thảo Cầm Viên được người dân bắt ở bờ sông Rạch Bàng, quận 7 TP HCM vào tháng 7/2016.
Cá sấu, chúa tể các loài bò sát có hẳn một khu chuồng lớn ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ở Việt Nam, cá sấu gần như đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng lại được nuôi khá nhiều trong các trang trại để lấy thịt và da.
Tương phản với sự khổng lồ của cá sấu là thằn lằn bóng. Loài bò sát nhỏ bé và nhanh nhẹn này có thể được bắt gặp ở hầu hết các đô thị ở Việt Nam.
Họ nhà rắn ở Thảo Cầm Viên có sự góp mặt của loài trăn gấm, một loài bò sát bản địa Việt Nam. Từng được ghi nhận với chiều dài tới 10m, chúng là thành viên thuộc phân họ rắn dài nhất thế giới.
Con trăn vàng là dạng bạch tạng của trăm gấm, có màu vàng rực rỡ rất bắt mắt.
Trong các loài bò sát họ nhà rùa ở Thảo Cầm Viên, đáng chú ý nhất là rùa răng. Với chiều dài đạt tới 50cm, cân nặng 15 kg khi trưởng thành, đây là loài lớn nhất trong họ Rùa đầm ở Việt Nam.
Không chỉ bự con, rùa răng còn có mỏ hình dáng như hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách há mỏ hình răng để dọa.
Một đại diện khác của họ rùa ở Thảo Cầm Viên là rùa núi vàng. Đây là một loài rùa núi có khu vực phân bố khá rộng ở Việt Nam.
Cũng là một loài bản địa Việt Nam, rùa hộp lưng đen là một loài rùa độc đáo, có thể khép kín 100% cơ thể trong mai nhờ cơ chế "đậy nắp", không để lộ ra một phần thịt nào.
Đáng ngạc nhiên là có lúc trong bộ sưu tập bò sát của Thảo Cầm Viên xuất hiện cả... rùa biển. Dường như cá thể rùa này được nuôi tạm ở đây trước khi chuyển đến một môi trường phù hợp hơn.