Theo thống kê LHQ, sự phân rã đất đã tác động đến 1,5 tỉ người trên thế giới, làm 20 triệu hecta đất biến mất mỗi năm. Số lượng đất này sẽ giúp các nông dân trồng được 20 triệu tấn ngũ cốc. Ảnh: Đậu phộng không chín nổi vì khí hậu quá khô hạn ở Louga, Senegal (Ảnh: BBC).
Theo dự đoán của LHQ, trên 50 triệu người Senegal sẽ phải rời quê nhà vào năm 2020 vì đất đã biến thành cát bụi. LHQ cho rằng họ có thể di chuyển từ các vùng khô cằn ở châu Phi hạ Sahara sang Nam Phi và châu Âu. Ảnh: Miền Bắc Senegal khô hạn vì không mưa (Ảnh: BBC)
Tỉ lệ sa mạc hóa ở các bang cũ của Ấn Độ như Jharkhand, Rajasthan, Delhi, Gujarat và Goa là gần 50%, tức 160 triệu hecta. Tỉ lệ này trên toàn Ấn Độ là 25%, theo một nghiên cứu dựa trên phân tích hình ảnh vệ tinh trong thời kỳ 8 năm do Bộ môi trường, rừng và biến đổi khí hậu khởi xướng, tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ dẫn đầu cùng sự tham gia của 19 học viện khác.Theo dự đoán của các nhà khoa học, với tỉ lệ sa mạc hóa do biến đổi khí hậu như hiện nay, miền Nam Tây Ban Nha sẽ biến thành sa mạc vào năm 2100. Ảnh: Cảnh quang đường bờ biển ở Cap de Formentor, một điểm du lịch nổi tiếng trên đảo Majorca nằm ở cực bắc Tây Ban Nha. Biến đổi khí hậu đã làm cho các khu rừng rụng lá ở miền Nam nước này lại bị thay thế bởi hệ thực vật Địa Trung Hải (Ảnh: Science).
Hồ Nguyệt Nha Tuyền cách thành phố Đôn Hoàng (Trung Quốc) 6 km về phía Nam, là hồ nước xanh mát đặc biệt nổi tiếng ở chỗ nằm giữa sa mạc Gobi. Thành phố Đôn Hoàng có khí hậu khô cần và nhiều cồn cát bao quanh, bằng chứng của sự gia tăng sa mạc hóa ở Trung Quốc. (Ảnh: AFP)
Một cánh đồng cọ bị sa mạc hóa gần ốc đảo Erfoud phía Đông Nam Morocco (nằm ở phía Bắc Er-Rissani vùng sa mạc Sahara).(Ảnh: AFP)
Đứng trước nguy cơ sa mạc hóa, khí hậu khô hạn và những căng thẳng do thiếu nước, Morocco đã triển khai nhiều giải pháp tích cực trong năm qua như cấm dùng bao nylon, mở rộng mạng lưới xe điện đô thị, thay thế các đội xe bus và taxis cũ... Gây chú ý nhiều nhất là các dự án siêu cơ sở hạ tầng với tham vọng mở ra con đường tái chế năng lượng ở châu Phi. Ảnh: nhà máy điện mặt trời tập trung Noor One ở Ouarzazate, Morocco-một trong những nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới (Ảnh: AFP)
Nhiều dự án thích ứng với biến đổi khí hậu khác với sự tài trợ của các nước giàu cũng đã và đang được triển khai ở châu Phi. Tiêu biểu như vành đai trồng cây để bảo vệ cánh đồng và nhà thuộc chương trình hành động đáp ứng quốc gia Sudan được xây dựng từ những năm 1990. Chương trình được nhận tài trợ về mảng tái định cư và tưới tiêu từ Canada, Anh và LHQ. Ảnh: Phụ nữ trong nhà nuôi cây, một phần trong các dự án thích ứng ở khu vực sông Nile (Ảnh: UNDP)
Chương trình phát triển LHQ cũng đang chạy các chương trình thử nghiệm ở Butana, Wad Hassan và Sirag Elnour, Sudan để ngăn ngừa đất tốt bị dịch chuyển hoặc khô hạn, giúp đỡ các nông dân nghèo luôn phụ thuộc vào mưa để nuôi trồng và sống sót. Các vòi nước điện mặt trời đã giúp giảm bớt sự phụ thuộc của nền nông nghiệp lạc hậu nơi đây, giúp nông dân trồng được nhiều vụ hơn, đa dạng hóa nông sản. Ảnh: một vườn phụ nữ ở Wad Hassan.
Một sáng kiến nữa giúp làm chậm hậu quả của sa mạc hóa, đó là “Vạn lý trường thành xanh” với ý tưởng trồng nhiều loại cây khác nhau để tạo ra một rào chắn thực vật ở các khu vực bị tổn thương tại châu Phi, như từ Senegal đến Djibouti. Bức tường dự kiến sẽ dài 545 km ở phần thuộc về Senegal. Ảnh: Cây keo được trồng ở Louga, Senegal (Ảnh: Getty Images)
Theo thống kê LHQ, sự phân rã đất đã tác động đến 1,5 tỉ người trên thế giới, làm 20 triệu hecta đất biến mất mỗi năm. Số lượng đất này sẽ giúp các nông dân trồng được 20 triệu tấn ngũ cốc. Ảnh: Đậu phộng không chín nổi vì khí hậu quá khô hạn ở Louga, Senegal (Ảnh: BBC).
Theo dự đoán của LHQ, trên 50 triệu người Senegal sẽ phải rời quê nhà vào năm 2020 vì đất đã biến thành cát bụi. LHQ cho rằng họ có thể di chuyển từ các vùng khô cằn ở châu Phi hạ Sahara sang Nam Phi và châu Âu. Ảnh: Miền Bắc Senegal khô hạn vì không mưa (Ảnh: BBC)
Tỉ lệ sa mạc hóa ở các bang cũ của Ấn Độ như Jharkhand, Rajasthan, Delhi, Gujarat và Goa là gần 50%, tức 160 triệu hecta. Tỉ lệ này trên toàn Ấn Độ là 25%, theo một nghiên cứu dựa trên phân tích hình ảnh vệ tinh trong thời kỳ 8 năm do Bộ môi trường, rừng và biến đổi khí hậu khởi xướng, tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ dẫn đầu cùng sự tham gia của 19 học viện khác.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, với tỉ lệ sa mạc hóa do biến đổi khí hậu như hiện nay, miền Nam Tây Ban Nha sẽ biến thành sa mạc vào năm 2100. Ảnh: Cảnh quang đường bờ biển ở Cap de Formentor, một điểm du lịch nổi tiếng trên đảo Majorca nằm ở cực bắc Tây Ban Nha. Biến đổi khí hậu đã làm cho các khu rừng rụng lá ở miền Nam nước này lại bị thay thế bởi hệ thực vật Địa Trung Hải (Ảnh: Science).
Hồ Nguyệt Nha Tuyền cách thành phố Đôn Hoàng (Trung Quốc) 6 km về phía Nam, là hồ nước xanh mát đặc biệt nổi tiếng ở chỗ nằm giữa sa mạc Gobi. Thành phố Đôn Hoàng có khí hậu khô cần và nhiều cồn cát bao quanh, bằng chứng của sự gia tăng sa mạc hóa ở Trung Quốc. (Ảnh: AFP)
Một cánh đồng cọ bị sa mạc hóa gần ốc đảo Erfoud phía Đông Nam Morocco (nằm ở phía Bắc Er-Rissani vùng sa mạc Sahara).(Ảnh: AFP)
Đứng trước nguy cơ sa mạc hóa, khí hậu khô hạn và những căng thẳng do thiếu nước, Morocco đã triển khai nhiều giải pháp tích cực trong năm qua như cấm dùng bao nylon, mở rộng mạng lưới xe điện đô thị, thay thế các đội xe bus và taxis cũ... Gây chú ý nhiều nhất là các dự án siêu cơ sở hạ tầng với tham vọng mở ra con đường tái chế năng lượng ở châu Phi. Ảnh: nhà máy điện mặt trời tập trung Noor One ở Ouarzazate, Morocco-một trong những nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới (Ảnh: AFP)
Nhiều dự án thích ứng với biến đổi khí hậu khác với sự tài trợ của các nước giàu cũng đã và đang được triển khai ở châu Phi. Tiêu biểu như vành đai trồng cây để bảo vệ cánh đồng và nhà thuộc chương trình hành động đáp ứng quốc gia Sudan được xây dựng từ những năm 1990. Chương trình được nhận tài trợ về mảng tái định cư và tưới tiêu từ Canada, Anh và LHQ. Ảnh: Phụ nữ trong nhà nuôi cây, một phần trong các dự án thích ứng ở khu vực sông Nile (Ảnh: UNDP)
Chương trình phát triển LHQ cũng đang chạy các chương trình thử nghiệm ở Butana, Wad Hassan và Sirag Elnour, Sudan để ngăn ngừa đất tốt bị dịch chuyển hoặc khô hạn, giúp đỡ các nông dân nghèo luôn phụ thuộc vào mưa để nuôi trồng và sống sót. Các vòi nước điện mặt trời đã giúp giảm bớt sự phụ thuộc của nền nông nghiệp lạc hậu nơi đây, giúp nông dân trồng được nhiều vụ hơn, đa dạng hóa nông sản. Ảnh: một vườn phụ nữ ở Wad Hassan.
Một sáng kiến nữa giúp làm chậm hậu quả của sa mạc hóa, đó là “Vạn lý trường thành xanh” với ý tưởng trồng nhiều loại cây khác nhau để tạo ra một rào chắn thực vật ở các khu vực bị tổn thương tại châu Phi, như từ Senegal đến Djibouti. Bức tường dự kiến sẽ dài 545 km ở phần thuộc về Senegal. Ảnh: Cây keo được trồng ở Louga, Senegal (Ảnh: Getty Images)