Hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ chỉ dừng lại ở việc làm nhiệt độ ấm dần lên. Sau đây là những tác động khôn lường của hiện tượng biến đổi đó.Trong báo cáo mới của các học giả tới từ Đại học Cornell, Đại học Arizona và Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trong một vài thập kỷ tới, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những đợt siêu hạn hán. Bức ảnh chụp năm 2012 chụp lại bàn tay người đàn ông đặt trên khu đất ruộng khô cằn nứt nẻ ở tỉnh Greater Upper Nile, đông bắc Nam Sudan.Vẫn chưa có liên hệ trực tiếp nào giữa biến đối khí hậu và cháy rừng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc gia tăng các vụ cháy rừng ở miền tây nước Mỹ một phần do hệ quả của những khu rừng khô hạn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết ấm lên toàn cầu. Ảnh chụp đám cháy dữ dội sát bờ hồ Base Lake, Califorina giữa tháng 9/2015.Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ đại dương trong một thập kỷ đã tăng 0,54 độ C. Tuy mức tăng đó là không cao, nhưng nó đủ để ảnh hưởng tới các hệ sinh thái mỏng manh của các rạn san hô. Bức ảnh trên chụp một rạn san hô chết ngoài khơi bờ biển của đảo St.Martin, Bangladesh.Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 3 cho thấy, biến đổi khí hậu thực sự gây khó khăn cho ngành nông nghiệp toàn cầu, từ đó đẩy giá lương thực lên cao. Ảnh: Các công nhân Brazil thu hoạch đậu tương trên các thửa ruộng thẳng tắp.Bạn có tin rằng, nhiệt độ ấm dần lên toàn cầu và chất thải CO2 là tác nhân thúc đẩy sự phát triển của các loài cây cỏ dại có phấn hoa gây dị ứng cho con người?Biến đổi khí hậu cũng gây hại không nhỏ tới các khu rừng trên thế giới. Các loài xâm hại như bọ cánh cứng đã tấn công hàng loạt cây dọc khắp vùng miền tây Bắc Mỹ trải dài từ Mexico tới Yukon. Bức ảnh chụp năm 2009 cho thấy vạt rừng cây vân sam ở thung lũng sông Alsek bị chết dần chết mòn bởi những con bọ cánh cứng.Những tảng băng bao phủ ngọn núi cao nhất châu Phi Kilimanjaro từng là nguồn cảm hứng của nhà văn Ernest Hemingway. Giờ đây, những tảng băng này đang tan ra. Các nghiên cứu cho biết, nếu tiếp tục bay hơi với tốc độ như hiện nay thì lớp tuyết phủ trên núi này sẽ biến mất trong 15 năm nữa.Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng khiến các loài chim di cư sớm hơn.Những hiện tượng thời tiết cực đoan. Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra, chừng hơn 20 cơn cuồng phong và bão nhiệt đới sẽ xảy ra mỗi năm. Ảnh vệ tinh chụp siêu bão Sandy đổ bộ ngoài khơi bờ biển New Jersey năm 2012.
Hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ chỉ dừng lại ở việc làm nhiệt độ ấm dần lên. Sau đây là những tác động khôn lường của hiện tượng biến đổi đó.
Trong báo cáo mới của các học giả tới từ Đại học Cornell, Đại học Arizona và Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trong một vài thập kỷ tới, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những đợt siêu hạn hán. Bức ảnh chụp năm 2012 chụp lại bàn tay người đàn ông đặt trên khu đất ruộng khô cằn nứt nẻ ở tỉnh Greater Upper Nile, đông bắc Nam Sudan.
Vẫn chưa có liên hệ trực tiếp nào giữa biến đối khí hậu và cháy rừng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc gia tăng các vụ cháy rừng ở miền tây nước Mỹ một phần do hệ quả của những khu rừng khô hạn bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết ấm lên toàn cầu. Ảnh chụp đám cháy dữ dội sát bờ hồ Base Lake, Califorina giữa tháng 9/2015.
Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ đại dương trong một thập kỷ đã tăng 0,54 độ C. Tuy mức tăng đó là không cao, nhưng nó đủ để ảnh hưởng tới các hệ sinh thái mỏng manh của các rạn san hô. Bức ảnh trên chụp một rạn san hô chết ngoài khơi bờ biển của đảo St.Martin, Bangladesh.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 3 cho thấy, biến đổi khí hậu thực sự gây khó khăn cho ngành nông nghiệp toàn cầu, từ đó đẩy giá lương thực lên cao. Ảnh: Các công nhân Brazil thu hoạch đậu tương trên các thửa ruộng thẳng tắp.
Bạn có tin rằng, nhiệt độ ấm dần lên toàn cầu và chất thải CO2 là tác nhân thúc đẩy sự phát triển của các loài cây cỏ dại có phấn hoa gây dị ứng cho con người?
Biến đổi khí hậu cũng gây hại không nhỏ tới các khu rừng trên thế giới. Các loài xâm hại như bọ cánh cứng đã tấn công hàng loạt cây dọc khắp vùng miền tây Bắc Mỹ trải dài từ Mexico tới Yukon. Bức ảnh chụp năm 2009 cho thấy vạt rừng cây vân sam ở thung lũng sông Alsek bị chết dần chết mòn bởi những con bọ cánh cứng.
Những tảng băng bao phủ ngọn núi cao nhất châu Phi Kilimanjaro từng là nguồn cảm hứng của nhà văn Ernest Hemingway. Giờ đây, những tảng băng này đang tan ra. Các nghiên cứu cho biết, nếu tiếp tục bay hơi với tốc độ như hiện nay thì lớp tuyết phủ trên núi này sẽ biến mất trong 15 năm nữa.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng khiến các loài chim di cư sớm hơn.
Những hiện tượng thời tiết cực đoan. Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra, chừng hơn 20 cơn cuồng phong và bão nhiệt đới sẽ xảy ra mỗi năm. Ảnh vệ tinh chụp siêu bão Sandy đổ bộ ngoài khơi bờ biển New Jersey năm 2012.