Vườn thú trong khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) có một đôi hổ trắng, là một trong những điểm nhấn rất thu hút khách tham quan. Tháng 3/2012, tại khu du lịch sinh thái Trại Bò, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An, hai chú hổ trắng chào đời. Bố mẹ chúng cũng là hổ trắng được nhập về từ vườn thú Nam Phi gần 2 năm trước đó. Đây được cho là lần đầu tiên có hổ trắng chào đời tại Việt Nam. Vào tháng 4/2013, vườn thú Tobu ở Tokyo, Nhật Bản chào đón những con hổ trắng đầu tiên ở nước này chào đời trong môi trường nuôi nhốt. 4 chú hổ con trở thành tâm điểm khiến khách tham quan xếp hàng dài để chiêm ngưỡng. Trong ảnh là 2 trong 4 chú hổ con. Ngoài ngoại hình đẹp và cực kỳ ấn tượng, hổ trắng còn là những sinh vật cực hiếm. Chính vì vậy nên chuồng hồ trắng tại các vườn thú luôn được đón nhiều người tham quan. Không nhiều nơi trên thế giới ghi nhận có hổ trắng ngoài thiên nhiên, bao gồm Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nepal, Myanmar, Malaysia và các đảo Sumatra, Java của Indonesia. Hổ trắng rất hiếm vì chúng không phải là một loài riêng biệt, cũng không phải là những con hổ mắc chứng bạch tạng. Sự tồn tại của hổ trắng trong thiên nhiên bắt nguồn từ một gene lặn tạo ra những màu sắc nhạt. Chỉ khi hổ bố và hổ mẹ đều mang gene lặn kể trên, con chúng mới có thể là một bạch hổ. Tuy nhiên, cơ hội này rất hiếm khi xảy ra. Những con hổ trắng có mũi màu hồng, móng chân màu hồng, mắt xanh da trời, các sọc vằn xám hoặc nâu trên nền lông trắng toát hoặc trắng kem. Hổ trắng có thể giao phối với những con hổ màu khác, và khả sinh sinh sản của chúng hoàn toàn bình thường. Con cái của bạch hổ sẽ mang gene lặn trắng và có bộ lông màu da cam. Hai con hổ màu cam gặp nhau, con chúng sẽ có thể cũng là bạch hổ, hoặc mang bộ lông màu cam. Trong thập niên 1970, một đôi hổ màu da cam mang gene lặn trắng tên là Sashi và Ravi đã sinh ra 13 con tại Sở thú Alipore (Ấn Độ), trong đó có 3 con lông trắng. Dù màu sắc khác thường nhưng nhờ khả năng săn mồi siêu hạng, hổ trắng vẫn là “sát thủ” trong tự nhiên.
Vườn thú trong khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) có một đôi hổ trắng, là một trong những điểm nhấn rất thu hút khách tham quan.
Tháng 3/2012, tại khu du lịch sinh thái Trại Bò, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An, hai chú hổ trắng chào đời. Bố mẹ chúng cũng là hổ trắng được nhập về từ vườn thú Nam Phi gần 2 năm trước đó. Đây được cho là lần đầu tiên có hổ trắng chào đời tại Việt Nam.
Vào tháng 4/2013, vườn thú Tobu ở Tokyo, Nhật Bản chào đón những con hổ trắng đầu tiên ở nước này chào đời trong môi trường nuôi nhốt. 4 chú hổ con trở thành tâm điểm khiến khách tham quan xếp hàng dài để chiêm ngưỡng. Trong ảnh là 2 trong 4 chú hổ con.
Ngoài ngoại hình đẹp và cực kỳ ấn tượng, hổ trắng còn là những sinh vật cực hiếm. Chính vì vậy nên chuồng hồ trắng tại các vườn thú luôn được đón nhiều người tham quan.
Không nhiều nơi trên thế giới ghi nhận có hổ trắng ngoài thiên nhiên, bao gồm Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Nepal, Myanmar, Malaysia và các đảo Sumatra, Java của Indonesia.
Hổ trắng rất hiếm vì chúng không phải là một loài riêng biệt, cũng không phải là những con hổ mắc chứng bạch tạng.
Sự tồn tại của hổ trắng trong thiên nhiên bắt nguồn từ một gene lặn tạo ra những màu sắc nhạt.
Chỉ khi hổ bố và hổ mẹ đều mang gene lặn kể trên, con chúng mới có thể là một bạch hổ. Tuy nhiên, cơ hội này rất hiếm khi xảy ra.
Những con hổ trắng có mũi màu hồng, móng chân màu hồng, mắt xanh da trời, các sọc vằn xám hoặc nâu trên nền lông trắng toát hoặc trắng kem.
Hổ trắng có thể giao phối với những con hổ màu khác, và khả sinh sinh sản của chúng hoàn toàn bình thường.
Con cái của bạch hổ sẽ mang gene lặn trắng và có bộ lông màu da cam. Hai con hổ màu cam gặp nhau, con chúng sẽ có thể cũng là bạch hổ, hoặc mang bộ lông màu cam.
Trong thập niên 1970, một đôi hổ màu da cam mang gene lặn trắng tên là Sashi và Ravi đã sinh ra 13 con tại Sở thú Alipore (Ấn Độ), trong đó có 3 con lông trắng.
Dù màu sắc khác thường nhưng nhờ khả năng săn mồi siêu hạng, hổ trắng vẫn là “sát thủ” trong tự nhiên.