Có rất nhiều cách lý giải cho hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông rùng rợn này. Một số người cho rằng cá chết là do việc sử dụng chất nổ để phá băng trên hồ nhưng giả thuyết này bị các quan chức chính quyền địa phương phủ nhận.Một giả thuyết khác cho rằng cá chết do thiếu oxy dưới lớp băng dày trong hồ cùng với nhiệt độ 14 độ C khiến cá không thể đối đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.Trong khi đó, nhiều người tin rằng nguồn nước bị ô nhiễm chính là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt. Người dân địa phương đang yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xét nghiệm nước trong hồ.Nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng nhưng những hình ảnh đáng sợ này đang hàng ngày, hàng giờ ám ảnh người dân địa phương.Không chỉ ở Nga, tình trạng cá chết hàng loạt được ghi nhận diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam cũng từng chứng kiến nhiều thảm cảnh này, điển hình là cảnh cá chết nổi lềnh phềnh trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TP. Hồ Chí Minh đầu năm nay.Còn đây là hình ảnh đáng sợ chụp trên hồ Maninjau, tỉnh West Sumatra, Indonesia do sự thay đổi đột ngột của thời tiết.Năm 21013, hàng nghìn con cá chết đã trôi dạt vào một bãi biển trên đảo Pawleys ở nam California, Mỹ. Những con cá chết được xác định là cá mòi.Hiện tượng cá chết hàng loạt được phát hiện vào đêm 17/5/2014 ở cảng Marina Del Rey, Mỹ. Số lượng cá chết ước tính khoảng từ 50.000-70.000 con, bao gồm cá cơm, cá đuối, cá mập thiên thần và nhiều loài khác.Trung Quốc cũng là nước từng nhiều lần chứng kiến thảm cảnh này. Năm 2013, trên sông Hoàng Phố thuộc Thượng Hải, hàng ngàn con cá chép chết đồng loạt, bốc mùi hôi thối khiến dân cư vô cùng khó chịu.Truyền thông Trung Quốc ngày 4/9/2013 đưa tin, khoảng 100 tấn cá đã bị chết do nhiễm độc chất amoniac dạng lỏng từ một nhà máy hóa chất rò rỉ xuống sông Phủ Hà, đoạn qua tỉnh Hồ Bắc, miền Trung nước này.
Có rất nhiều cách lý giải cho hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông rùng rợn này. Một số người cho rằng cá chết là do việc sử dụng chất nổ để phá băng trên hồ nhưng giả thuyết này bị các quan chức chính quyền địa phương phủ nhận.
Một giả thuyết khác cho rằng cá chết do thiếu oxy dưới lớp băng dày trong hồ cùng với nhiệt độ 14 độ C khiến cá không thể đối đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trong khi đó, nhiều người tin rằng nguồn nước bị ô nhiễm chính là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt. Người dân địa phương đang yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xét nghiệm nước trong hồ.
Nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng nhưng những hình ảnh đáng sợ này đang hàng ngày, hàng giờ ám ảnh người dân địa phương.
Không chỉ ở Nga, tình trạng cá chết hàng loạt được ghi nhận diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam cũng từng chứng kiến nhiều thảm cảnh này, điển hình là cảnh cá chết nổi lềnh phềnh trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TP. Hồ Chí Minh đầu năm nay.
Còn đây là hình ảnh đáng sợ chụp trên hồ Maninjau, tỉnh West Sumatra, Indonesia do sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Năm 21013, hàng nghìn con cá chết đã trôi dạt vào một bãi biển trên đảo Pawleys ở nam California, Mỹ. Những con cá chết được xác định là cá mòi.
Hiện tượng cá chết hàng loạt được phát hiện vào đêm 17/5/2014 ở cảng Marina Del Rey, Mỹ. Số lượng cá chết ước tính khoảng từ 50.000-70.000 con, bao gồm cá cơm, cá đuối, cá mập thiên thần và nhiều loài khác.
Trung Quốc cũng là nước từng nhiều lần chứng kiến thảm cảnh này. Năm 2013, trên sông Hoàng Phố thuộc Thượng Hải, hàng ngàn con cá chép chết đồng loạt, bốc mùi hôi thối khiến dân cư vô cùng khó chịu.
Truyền thông Trung Quốc ngày 4/9/2013 đưa tin, khoảng 100 tấn cá đã bị chết do nhiễm độc chất amoniac dạng lỏng từ một nhà máy hóa chất rò rỉ xuống sông Phủ Hà, đoạn qua tỉnh Hồ Bắc, miền Trung nước này.