Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã thu thập được hình ảnh "bàn tay ma quái khổng lồ" vươn dài trong vũ trụ, sinh ra bởi cái chết của một ngôi sao lớn trong một vụ nổ siêu tân tinh.Vụ nổ siêu tân tinh đã để lại một xác sao siêu đặc, quay nhanh được gọi là pulsar (sao xung). Sau đó, sao xung này đã tạo ra một bong bóng gồm các hạt năng lượng xung quanh chính nó, kết hợp với các mảnh vỡ do vụ nổ siêu tân tinh tạo ra, hình thành cấu trúc giống như bàn tay kéo dài 150 năm ánh sáng.Đám mây phát sáng mà các ngón tay của "bàn tay ma quái" chạm tới là một đám mây khí khổng lồ được gọi là RCW 89. Các siêu tân tinh còn sót lại ở giữa bàn tay, gọi là MSH 15-52, cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng.Theo các nhà khoa học, ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh đã chạm tới Trái đất khoảng 1.700 năm trước, khiến MSH 15-52 trở thành một trong những tàn tích siêu tân tinh trẻ nhất được biết đến trong thiên hà Milky Way của chúng ta.Những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời không phải là bất tử, chúng cũng có vòng đời giống như chúng ta, có sinh ra, lớn lên và kết thúc. Chúng được sinh ra một cách thầm lặng nhưng lại kết thúc bằng một vụ nổ huy hoàng.Một vụ nổ với bức xạ có thể chiếu sáng cả một dải thiên hà trong một giờ, một ngày hay thậm chí vài tuần, đồng thời giải phóng một lượng lớn vật chất và bụi khí của ngôi sao vào vũ trụ với vận tốc 30.000 km/s. Đó chính là những vụ nổ siêu tân tinh, một trong những cảnh tượng đẹp nhất của vũ trụ.Hiện nay, các nhà thiên văn học vẫn không thể quan sát được toàn bộ những vụ nổ siêu tân tinh bởi bụi vũ trụ. Một số siêu tân tinh còn lại có độ sáng lớn hơn, do đó có thể dễ dàng quan sát sự xuất hiện của nó bằng kính thiên văn.Các ngôi sao được hình thành từ những đám bụi và khí trong vũ trụ, nhờ vào một lực hấp dẫn giúp chúng tích tụ lại và tạo nên hình dạng của một ngôi sao sơ sinh. Phần vật chất bên trong một ngôi sao mới hình thành nóng rực và tiếp tục thu hút thêm những đám bụi khí xung quanh.Những ngôi sao được cung cấp năng lượng nhờ phản ứng hạt nhân chuyển đổi hydro thành heli. Những phản ứng này được thực hiện bên trong lõi của ngôi sao. Nguồn năng lượng mà nó tạo ra được hướng ra ngoài, giúp cân bằng với lực hấp dẫn, khiến cho ngôi sao có hình dạng và kích thước xác định.Khi một ngôi sao sử dụng hết nguồn năng lượng (không còn hydro để chuyển hóa) thì đó sẽ là khởi đầu của sự kết thúc. Không còn năng lượng đồng nghĩa với việc không còn lực cân bằng, do đó ngôi sao sẽ sụp đổ vào chính tâm của nó.Lớp vỏ sụp đổ khiến các phản ứng hạt nhân tiếp tục xảy ra bên ngoài bề mặt của ngôi sao, khiến nhiệt độ của nó tăng vọt và lớp khí xung quanh nóng lên. Ngôi sao trở thành một quả cầu khí khổng lồ và đỏ rực.Với những ngôi sao có kích thước siêu lớn, chúng sẽ giữ các lớp vật chất xung quanh nhờ lực hấp dẫn và nung chảy để tổng hợp nên các nguyên tố kim loại nặng. Và cứ thế đến khi tạo nên một phần lõi vật chất có khối lượng đủ lớn, nó sẽ tạo ra một vụ nổ siêu lớn, một vụ nổ siêu tân tinh, sau đó phần lõi còn lại có thể hình thành nên một hố đen.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã thu thập được hình ảnh "bàn tay ma quái khổng lồ" vươn dài trong vũ trụ, sinh ra bởi cái chết của một ngôi sao lớn trong một vụ nổ siêu tân tinh.
Vụ nổ siêu tân tinh đã để lại một xác sao siêu đặc, quay nhanh được gọi là pulsar (sao xung). Sau đó, sao xung này đã tạo ra một bong bóng gồm các hạt năng lượng xung quanh chính nó, kết hợp với các mảnh vỡ do vụ nổ siêu tân tinh tạo ra, hình thành cấu trúc giống như bàn tay kéo dài 150 năm ánh sáng.
Đám mây phát sáng mà các ngón tay của "bàn tay ma quái" chạm tới là một đám mây khí khổng lồ được gọi là RCW 89. Các siêu tân tinh còn sót lại ở giữa bàn tay, gọi là MSH 15-52, cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng.
Theo các nhà khoa học, ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh đã chạm tới Trái đất khoảng 1.700 năm trước, khiến MSH 15-52 trở thành một trong những tàn tích siêu tân tinh trẻ nhất được biết đến trong thiên hà Milky Way của chúng ta.
Những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời không phải là bất tử, chúng cũng có vòng đời giống như chúng ta, có sinh ra, lớn lên và kết thúc. Chúng được sinh ra một cách thầm lặng nhưng lại kết thúc bằng một vụ nổ huy hoàng.
Một vụ nổ với bức xạ có thể chiếu sáng cả một dải thiên hà trong một giờ, một ngày hay thậm chí vài tuần, đồng thời giải phóng một lượng lớn vật chất và bụi khí của ngôi sao vào vũ trụ với vận tốc 30.000 km/s. Đó chính là những vụ nổ siêu tân tinh, một trong những cảnh tượng đẹp nhất của vũ trụ.
Hiện nay, các nhà thiên văn học vẫn không thể quan sát được toàn bộ những vụ nổ siêu tân tinh bởi bụi vũ trụ. Một số siêu tân tinh còn lại có độ sáng lớn hơn, do đó có thể dễ dàng quan sát sự xuất hiện của nó bằng kính thiên văn.
Các ngôi sao được hình thành từ những đám bụi và khí trong vũ trụ, nhờ vào một lực hấp dẫn giúp chúng tích tụ lại và tạo nên hình dạng của một ngôi sao sơ sinh. Phần vật chất bên trong một ngôi sao mới hình thành nóng rực và tiếp tục thu hút thêm những đám bụi khí xung quanh.
Những ngôi sao được cung cấp năng lượng nhờ phản ứng hạt nhân chuyển đổi hydro thành heli. Những phản ứng này được thực hiện bên trong lõi của ngôi sao. Nguồn năng lượng mà nó tạo ra được hướng ra ngoài, giúp cân bằng với lực hấp dẫn, khiến cho ngôi sao có hình dạng và kích thước xác định.
Khi một ngôi sao sử dụng hết nguồn năng lượng (không còn hydro để chuyển hóa) thì đó sẽ là khởi đầu của sự kết thúc. Không còn năng lượng đồng nghĩa với việc không còn lực cân bằng, do đó ngôi sao sẽ sụp đổ vào chính tâm của nó.
Lớp vỏ sụp đổ khiến các phản ứng hạt nhân tiếp tục xảy ra bên ngoài bề mặt của ngôi sao, khiến nhiệt độ của nó tăng vọt và lớp khí xung quanh nóng lên. Ngôi sao trở thành một quả cầu khí khổng lồ và đỏ rực.
Với những ngôi sao có kích thước siêu lớn, chúng sẽ giữ các lớp vật chất xung quanh nhờ lực hấp dẫn và nung chảy để tổng hợp nên các nguyên tố kim loại nặng. Và cứ thế đến khi tạo nên một phần lõi vật chất có khối lượng đủ lớn, nó sẽ tạo ra một vụ nổ siêu lớn, một vụ nổ siêu tân tinh, sau đó phần lõi còn lại có thể hình thành nên một hố đen.