Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Northwestern ở Mỹ, đã tìm thấy khoáng chất santabarbaraite trong răng của chiton - một loài động vật thân mềm lớn.Chiton là động vật thân mềm lớn có tên khoa học Cryptochiton stelleri. Biệt danh của chúng là "khối thịt lang thang", xuất phát từ cơ thể trông giống miếng thịt với màu nâu đỏ.Loài nhuyễn thể này sống dọc theo bờ biển đầy đá và có chiều dài từ 25-33cm, nặng 2kg.Các nhà nghiên cứu đã vô cùng bất ngờ khi tìm thấy santabarbaraite trong răng chiton bởi trước đây khoáng chất sắt hiếm gặp này chỉ tồn tại ở đá."Khoáng chất santabarbaraite mới chỉ được quan sát ở mẫu vật địa chất với lượng cực nhỏ và chưa từng được thấy ở sinh vật", Derk Joester, phó giáo sư khoa học vật liệu và kỹ thuật ở Đại học Tây Bắc, cho biết."Chúng tôi nghĩ khoáng chất sắt này có thể làm răng của chiton cứng chắc hơn là tăng thêm cân nặng", ông cho biết thêm.Được biết, răng của chiton là một trong những vật liệu cứng nhất trong tự nhiên và được gắn vào một bộ phận linh hoạt giống như lưỡi, gọi là radula.Chiton cần hàm răng cứng chắc như vậy để nhai đá, loại bỏ tảo và các chất thực phẩm khác. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận, khoáng chất hiếm gặp này xuất hiện ở bộ phận nối liền răng với cấu trúc radula của chiton.Nghiên cứu này đã giúp các nhà khoa học làm rõ lý do vì sao răng của chiton không bị mài mòn với nhu cầu ăn uống toàn thức ăn cứng như vậy.Không giống như hầu hết các loài động vật thân mềm, chiton không có vỏ bằng vôi (ví dụ như ốc sên). Thay vào đó, lưng của nó được bảo vệ bởi lớp biểu bì thịt vô cùng cứng cáp.Chúng có một bàn chân rất khỏe, cho phép nó bám chặt vào bề mặt đá, đến mức rất khó để cạy một con chiton còn sống lên khỏi môi trường sống của nó.Bàn chân của nó được cấu tạo bởi một cơ chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Nếu bạn tình cờ gỡ chúng lên khỏi mặt nước, chiton sẽ cuộn lại thành một quả bóng để tự bảo vệ, giống như cách tự vệ của một con nhím.Mời các bạn xem video:Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Northwestern ở Mỹ, đã tìm thấy khoáng chất santabarbaraite trong răng của chiton - một loài động vật thân mềm lớn.
Chiton là động vật thân mềm lớn có tên khoa học Cryptochiton stelleri. Biệt danh của chúng là "khối thịt lang thang", xuất phát từ cơ thể trông giống miếng thịt với màu nâu đỏ.
Loài nhuyễn thể này sống dọc theo bờ biển đầy đá và có chiều dài từ 25-33cm, nặng 2kg.
Các nhà nghiên cứu đã vô cùng bất ngờ khi tìm thấy santabarbaraite trong răng chiton bởi trước đây khoáng chất sắt hiếm gặp này chỉ tồn tại ở đá.
"Khoáng chất santabarbaraite mới chỉ được quan sát ở mẫu vật địa chất với lượng cực nhỏ và chưa từng được thấy ở sinh vật", Derk Joester, phó giáo sư khoa học vật liệu và kỹ thuật ở Đại học Tây Bắc, cho biết.
"Chúng tôi nghĩ khoáng chất sắt này có thể làm răng của chiton cứng chắc hơn là tăng thêm cân nặng", ông cho biết thêm.
Được biết, răng của chiton là một trong những vật liệu cứng nhất trong tự nhiên và được gắn vào một bộ phận linh hoạt giống như lưỡi, gọi là radula.
Chiton cần hàm răng cứng chắc như vậy để nhai đá, loại bỏ tảo và các chất thực phẩm khác. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận, khoáng chất hiếm gặp này xuất hiện ở bộ phận nối liền răng với cấu trúc radula của chiton.
Nghiên cứu này đã giúp các nhà khoa học làm rõ lý do vì sao răng của chiton không bị mài mòn với nhu cầu ăn uống toàn thức ăn cứng như vậy.
Không giống như hầu hết các loài động vật thân mềm, chiton không có vỏ bằng vôi (ví dụ như ốc sên). Thay vào đó, lưng của nó được bảo vệ bởi lớp biểu bì thịt vô cùng cứng cáp.
Chúng có một bàn chân rất khỏe, cho phép nó bám chặt vào bề mặt đá, đến mức rất khó để cạy một con chiton còn sống lên khỏi môi trường sống của nó.
Bàn chân của nó được cấu tạo bởi một cơ chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Nếu bạn tình cờ gỡ chúng lên khỏi mặt nước, chiton sẽ cuộn lại thành một quả bóng để tự bảo vệ, giống như cách tự vệ của một con nhím.