Loài chuột grasshopper rất nổi tiếng bởi ăn bọ cạp cực độc mà vẫn… “sống nhăn” do sở hữu khả năng tự kháng độc vô cùng hiệu nghiệm. Các nhà khoa học hy vọng rằng nghiên cứu loài chuột này có thể phát triển các phương pháp giảm đau cho con người. Năm 2013, các nhà khoa học lần đầu tiên khám phá ra một loài bò sát sử dụng công cụ để săn mồi. Đó chính là những con cá sấu xảo quyệt vùng Louisiana, tự để lên mũi mình một chiếc que và chỉ việc nằm im đợi cò đến lấy về làm tổ. Nhím biển là tấm gương sáng trong công cuộc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu bởi khi là một ấu trùng, chúng có thể chuyển đổi CO2 thành canxi cacbonat. Khi trưởng thành, bộ xương ngoài của chúng có một lượng lớn nickel, đủ để hấp thụ tất cả lượng khí CO2 xung quanh và biến nó thành khí cacbonat canxi vô hại. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cố gắng áp dụng kỹ thuật đổi màu khi lâm trận của tắc kè hoa cho máy bay chiến đấu. Theo nghiên cứu, những chú tắc kè hoa có sọc sáng màu trên đầu hoặc đổi màu nhanh hơn khi chiến đấu thường là kẻ giành thắng lợi. Những người lái xe “bạt mạng” cần phải học hỏi loài chim bồ câu về sự quan tâm của chúng đến giới hạn tốc độ. Thử nghiệm cho thấy, chúng thực sự có phản ứng rất tốt và hiệu quả với tình hình giao thông trên đường. Không giống như loài chó hay cá heo cần huấn luyện mới có thể hiểu được cử chỉ của con người, voi hoàn toàn hiểu được chúng ta mà không cần phải dạy dỗ. Mặc dù khá ghê tởm nhưng chính cách dùng phân xây tổ của mối đã khiến cho loài này trở thành một thách thức đối với hầu hết mọi loại hóa chất diệt mối. Từ xưa đến nay, tiếng gáy gà trống đã trở thành chuông đồng hồ của rất nhiều người nông dân. Chúng làm được điều đó bởi có nhịp sinh học rất “nhạy” với ánh sáng. Nghiên cứu này hứa hẹn sẽ giúp con người hiểu được tiếng của các loài vật khác. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định cá voi phân biệt thành viên trong đàn bằng tên – y như con người chúng ta và cũng gọi tên khi muốn liên lạc với một cá thể nào đó. Theo giáo sư Kerry Ressler (Đại học Emory), chuột được “kế thừa” nỗi sợ hãi từ cha mẹ của chúng. Bởi thế, ngay cả khi chưa từng gặp tình huống như vậy, nhưng nếu chuột mẹ từng sợ hãi thì chuột con cũng có phản ứng tương tự.
Loài chuột grasshopper rất nổi tiếng bởi ăn bọ cạp cực độc mà vẫn… “sống nhăn” do sở hữu khả năng tự kháng độc vô cùng hiệu nghiệm. Các nhà khoa học hy vọng rằng nghiên cứu loài chuột này có thể phát triển các phương pháp giảm đau cho con người.
Năm 2013, các nhà khoa học lần đầu tiên khám phá ra một loài bò sát sử dụng công cụ để săn mồi. Đó chính là những con cá sấu xảo quyệt vùng Louisiana, tự để lên mũi mình một chiếc que và chỉ việc nằm im đợi cò đến lấy về làm tổ.
Nhím biển là tấm gương sáng trong công cuộc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu bởi khi là một ấu trùng, chúng có thể chuyển đổi CO2 thành canxi cacbonat. Khi trưởng thành, bộ xương ngoài của chúng có một lượng lớn nickel, đủ để hấp thụ tất cả lượng khí CO2 xung quanh và biến nó thành khí cacbonat canxi vô hại.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cố gắng áp dụng kỹ thuật đổi màu khi lâm trận của tắc kè hoa cho máy bay chiến đấu. Theo nghiên cứu, những chú tắc kè hoa có sọc sáng màu trên đầu hoặc đổi màu nhanh hơn khi chiến đấu thường là kẻ giành thắng lợi.
Những người lái xe “bạt mạng” cần phải học hỏi loài chim bồ câu về sự quan tâm của chúng đến giới hạn tốc độ. Thử nghiệm cho thấy, chúng thực sự có phản ứng rất tốt và hiệu quả với tình hình giao thông trên đường.
Không giống như loài chó hay cá heo cần huấn luyện mới có thể hiểu được cử chỉ của con người, voi hoàn toàn hiểu được chúng ta mà không cần phải dạy dỗ.
Mặc dù khá ghê tởm nhưng chính cách dùng phân xây tổ của mối đã khiến cho loài này trở thành một thách thức đối với hầu hết mọi loại hóa chất diệt mối.
Từ xưa đến nay, tiếng gáy gà trống đã trở thành chuông đồng hồ của rất nhiều người nông dân. Chúng làm được điều đó bởi có nhịp sinh học rất “nhạy” với ánh sáng. Nghiên cứu này hứa hẹn sẽ giúp con người hiểu được tiếng của các loài vật khác.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định cá voi phân biệt thành viên trong đàn bằng tên – y như con người chúng ta và cũng gọi tên khi muốn liên lạc với một cá thể nào đó.
Theo giáo sư Kerry Ressler (Đại học Emory), chuột được “kế thừa” nỗi sợ hãi từ cha mẹ của chúng. Bởi thế, ngay cả khi chưa từng gặp tình huống như vậy, nhưng nếu chuột mẹ từng sợ hãi thì chuột con cũng có phản ứng tương tự.