Vượn cáo dùng tứ chi mắc lên cây như một cái võng tạm thời để có giấc ngủ ngắn khi nó cảm thấy mệt vì liên tục di chuyển qua những hàng cây ở Sambas, Indonesia. Tìm kiếm sự thoải mái tối đa, loài động vật thông minh sử dụng cơ thể của nó để tạo ra một cái võng. Con vật giấu mặt vào cơ thể ngủ tránh ánh nắng mặt trời buổi chiều chói rọi. Vượn cáo vô cùng thoải mái khi tỉnh dậy và thè lưỡi tinh nghịch như một cách tận hưởng sự sảng khoái. Vượn cáo treo mình trong tư thế “độc, dị” như thế này trong khoảng 15 phút trước khi nó thức dậy chuyển sang các nhánh cây khác. Con vượn cáo treo cao khoảng 1m trên cây so với mặt đất khi nhiếp ảnh gia Hendy Mp, 25 tuổi ghi lại được hình ảnh động vật đặc biệt. Loài vượn cáo bay (tên khoa học Galeopterus variegates) có họ hàng xa với các loài động vật linh trưởng, được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Á. Loài vượn cáo bay có màng da rộng lớn nối liền giữa các chi và trải dài tới đuôi nên chúng có thể bay lượn duyên dáng giữa các cây với khoảng cách trung bình 30-50m và tối đa lên tới 150m. Loài vượn cáo bay tiến hóa khả năng bay lượn để tồn tại trong tự nhiên, tìm kiếm thức ăn trên tán lá, việc bay lượn được giữa các cây sẽ giúp bảo vệ cơ thể nếu chẳng may chúng bị rơi xuống đất khi săn mồi, ngoài ra còn giúp chúng thoát nhanh khỏi kẻ thù.