Hình ảnh rùng mình cho thấy một con giun khổng lồ ngọ nguậy chui ra khỏi bụng một con dế nhỏ. Đây là giun bờm ngựa, có tên khoa học là Nematomorpha chuyên ký sinh trong các loại côn trùng, đặc biệt là dế.Cảnh tượng dị thường con giun ký sinh chui ra khỏi cơ thể của một con bọ ngựa. Sau khi một nông dân dùng thuốc diệt côn trùng để giết chết con bọ ngựa, vài giây sau, con giun to lớn chui ra khỏi cơ thể vật chủ, ngọ nguậy trên sàn nhà.Sinh vật ký sinh dài ngoằng không ngừng uốn lượn, di chuyển để thoát ra khỏi cơ thể một con gián vừa bị giẫm nát.Ấu trùng ruồi trâu ngọ nguậy chui ra từ da người khiến người xem nổi da gà. Nhà côn trùng học Piotr Naskrecki của Đại học Harvard (Mỹ) đã quyết định "nuôi" ấu trùng ruồi trâu trong cơ thể mình, rồi ghi lại cảnh chúng chui ra khỏi da một cách rùng rợn.Một cảnh tượng khác ghê rợn không kém khi ấu trùng ký sinh của loài ruồi trâu được gắp ra khỏi đầu của một cô gái. Loài ruồi trâu hay còn gọi là BotFly có khả năng ký gửi trứng của mình vào những động vật khác như muỗi, sau đó muỗi đốt con mồi thì sẽ vô tình truyền ấu trùng vào vật chủ khác như gia súc hoặc người.Con giun ký sinh quằn quại chui ra khỏi xác con nhện lông lá đen xì khiến người xem khiếp vía.Ảnh cận cảnh về con mắt lổm ngổm giun bò trong đó khiến ai cũng phải kinh hãi. Hình ảnh được cắt ra từ một đoạn video trong phòng khám của bệnh viện ở châu Á cho thấy trường hợp nhiễm giun sán ở người trưởng thành.Sán dây Schistocephalus solidus ký sinh trong cơ thể một con cá đang ngọ nguậy, nó ký sinh dọc theo đường tiến hóa, khiến bụng nạn nhân sưng lên căng phồng.Một trong những loài “zombie” đáng sợ trong thế giới động vật là ký sinh Sacculina carcini trên cua, có khả năng thay đổi giới tính của vật chủ. Khi xâm nhập cua đực, nó bắt đầu triệt sản vật chủ và làm phẳng phần bụng, đồng thời bắt cơ thể cua tiết ra một số loại hormone để hành xử giống cua cái. Nó cũng có thể điều khiển não bộ và giết chết con cua bằng cách khiến con cua chán ăn.Hình động một con sán dẹp Leucochloridium paradoxum ký sinh trong cơ thể ốc sên, sau khi xâm nhập nó sẽ dần khiến ốc sên bị mù và trở thành mồi của những con chim.
Hình ảnh rùng mình cho thấy một con giun khổng lồ ngọ nguậy chui ra khỏi bụng một con dế nhỏ. Đây là giun bờm ngựa, có tên khoa học là Nematomorpha chuyên ký sinh trong các loại côn trùng, đặc biệt là dế.
Cảnh tượng dị thường con giun ký sinh chui ra khỏi cơ thể của một con bọ ngựa. Sau khi một nông dân dùng thuốc diệt côn trùng để giết chết con bọ ngựa, vài giây sau, con giun to lớn chui ra khỏi cơ thể vật chủ, ngọ nguậy trên sàn nhà.
Sinh vật ký sinh dài ngoằng không ngừng uốn lượn, di chuyển để thoát ra khỏi cơ thể một con gián vừa bị giẫm nát.
Ấu trùng ruồi trâu ngọ nguậy chui ra từ da người khiến người xem nổi da gà. Nhà côn trùng học Piotr Naskrecki của Đại học Harvard (Mỹ) đã quyết định "nuôi" ấu trùng ruồi trâu trong cơ thể mình, rồi ghi lại cảnh chúng chui ra khỏi da một cách rùng rợn.
Một cảnh tượng khác ghê rợn không kém khi ấu trùng ký sinh của loài ruồi trâu được gắp ra khỏi đầu của một cô gái. Loài ruồi trâu hay còn gọi là BotFly có khả năng ký gửi trứng của mình vào những động vật khác như muỗi, sau đó muỗi đốt con mồi thì sẽ vô tình truyền ấu trùng vào vật chủ khác như gia súc hoặc người.
Con giun ký sinh quằn quại chui ra khỏi xác con nhện lông lá đen xì khiến người xem khiếp vía.
Ảnh cận cảnh về con mắt lổm ngổm giun bò trong đó khiến ai cũng phải kinh hãi. Hình ảnh được cắt ra từ một đoạn video trong phòng khám của bệnh viện ở châu Á cho thấy trường hợp nhiễm giun sán ở người trưởng thành.
Sán dây Schistocephalus solidus ký sinh trong cơ thể một con cá đang ngọ nguậy, nó ký sinh dọc theo đường tiến hóa, khiến bụng nạn nhân sưng lên căng phồng.
Một trong những loài “zombie” đáng sợ trong thế giới động vật là ký sinh Sacculina carcini trên cua, có khả năng thay đổi giới tính của vật chủ. Khi xâm nhập cua đực, nó bắt đầu triệt sản vật chủ và làm phẳng phần bụng, đồng thời bắt cơ thể cua tiết ra một số loại hormone để hành xử giống cua cái. Nó cũng có thể điều khiển não bộ và giết chết con cua bằng cách khiến con cua chán ăn.
Hình động một con sán dẹp Leucochloridium paradoxum ký sinh trong cơ thể ốc sên, sau khi xâm nhập nó sẽ dần khiến ốc sên bị mù và trở thành mồi của những con chim.