Khu chuồng lồng tròn để nuôi khỉ của Thảo Cầm Viên (TP HCM) là một công trình cổ kính được xây dưng vào những năm 1920. Đây là nơi thu hút rất nhiều khách tham quan của vườn thú nổi tiếng đất Sài Gòn.Khu chuồng này là nơi thường xuất hiện một cảnh tượng rất lạ mắt, khi những chú voọc bạc quý hiếm được nuôi nhốt thoát ra khỏi chuồng để kiếm ăn và chơi đùa.Những "tiểu Tôn Ngộ Không" này "vượt ngục" bằng cách lợi dụng thân hình mảnh dẻ để luồn qua khe hở giữa các song sắt của chuồng.Chỉ những chú voọc trẻ và chưa "phát tướng" mới làm được điều này, còn voọc lớn thì bất lực.Lúc cao điểm, có đến trên dưới 10 chú voọc chui ra khỏi chuồng, phân tán ở nhiều nơi.Tỏ ra khá dạn người, đám voọc "trốn trại" không ngần ngại nhận thức ăn từ tay du khách.Thậm chí chúng còn ngoan ngoãn ngồi yên cho mọi người "sờ tận tay".Có chú voọc hiếu động nhảy cả lên người du khách vòi ăn.Nhìn chung, voọc bạc ở Thảo Cầm Viên khá hiền lành, không có hành vi cướp giật, chọc ghẹo hoặc đe dọa du khách như những đàn khỉ được thả rông ở nhiều nơi khác.Cảnh tượng khá hài hước khi một chú voọc bạc ngồi chồm hỗm trên bảng tên loài "VOỌC BẠC" của vườn thú.Việc được tương tác trực tiếp với loài linh trưởng quý hiếm này khiến du khách vô cùng thích thú.Nhiều chú voọc leo lên các cây xanh ở gần chuồng để vui đùa.Một nhân viên của Thảo Cầm Viên cho biết, chuyện voọc "vượt ngục" đã diễn ra ở vườn thú này trong nhiều năm. Những chú voọc này hầu như chỉ di chuyển quanh khu vực chuồng nuôi của mình.Theo ghi nhận trực quan, đàn voọc bạc của Thảo Cầm Viên khá khỏe mạnh và sạch sẽ, trong đàn có sự xuất hiện của voọc non.Voọc bạc, tên đầy đủ là voọc bạc Đông Dương hay voọc bạc Trường Sơn (Trachypithecus germaini caudalis) là một phân loài của loài voọc bạc sinh sống ở vùng Đông Nam Á, Tại Việt Nam, chúng có mặt từ vùng Đông Bắc cho đến rừng Trường Sơn và một số khu vực ở Nam Bộ.Hiện trạng của voọc bạc ở Việt Nam chưa xác định được. Chúng được xác định là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức sẽ nguy cấp (VU) với số lượng được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú.Một số hình ảnh khác về voọc bạc ở Thảo Cầm Viên.
Khu chuồng lồng tròn để nuôi khỉ của Thảo Cầm Viên (TP HCM) là một công trình cổ kính được xây dưng vào những năm 1920. Đây là nơi thu hút rất nhiều khách tham quan của vườn thú nổi tiếng đất Sài Gòn.
Khu chuồng này là nơi thường xuất hiện một cảnh tượng rất lạ mắt, khi những chú voọc bạc quý hiếm được nuôi nhốt thoát ra khỏi chuồng để kiếm ăn và chơi đùa.
Những "tiểu Tôn Ngộ Không" này "vượt ngục" bằng cách lợi dụng thân hình mảnh dẻ để luồn qua khe hở giữa các song sắt của chuồng.
Chỉ những chú voọc trẻ và chưa "phát tướng" mới làm được điều này, còn voọc lớn thì bất lực.
Lúc cao điểm, có đến trên dưới 10 chú voọc chui ra khỏi chuồng, phân tán ở nhiều nơi.
Tỏ ra khá dạn người, đám voọc "trốn trại" không ngần ngại nhận thức ăn từ tay du khách.
Thậm chí chúng còn ngoan ngoãn ngồi yên cho mọi người "sờ tận tay".
Có chú voọc hiếu động nhảy cả lên người du khách vòi ăn.
Nhìn chung, voọc bạc ở Thảo Cầm Viên khá hiền lành, không có hành vi cướp giật, chọc ghẹo hoặc đe dọa du khách như những đàn khỉ được thả rông ở nhiều nơi khác.
Cảnh tượng khá hài hước khi một chú voọc bạc ngồi chồm hỗm trên bảng tên loài "VOỌC BẠC" của vườn thú.
Việc được tương tác trực tiếp với loài linh trưởng quý hiếm này khiến du khách vô cùng thích thú.
Nhiều chú voọc leo lên các cây xanh ở gần chuồng để vui đùa.
Một nhân viên của Thảo Cầm Viên cho biết, chuyện voọc "vượt ngục" đã diễn ra ở vườn thú này trong nhiều năm. Những chú voọc này hầu như chỉ di chuyển quanh khu vực chuồng nuôi của mình.
Theo ghi nhận trực quan, đàn voọc bạc của Thảo Cầm Viên khá khỏe mạnh và sạch sẽ, trong đàn có sự xuất hiện của voọc non.
Voọc bạc, tên đầy đủ là voọc bạc Đông Dương hay voọc bạc Trường Sơn (Trachypithecus germaini caudalis) là một phân loài của loài voọc bạc sinh sống ở vùng Đông Nam Á, Tại Việt Nam, chúng có mặt từ vùng Đông Bắc cho đến rừng Trường Sơn và một số khu vực ở Nam Bộ.
Hiện trạng của voọc bạc ở Việt Nam chưa xác định được. Chúng được xác định là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức sẽ nguy cấp (VU) với số lượng được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú.
Một số hình ảnh khác về voọc bạc ở Thảo Cầm Viên.