Voi (Elephas maximus) là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, hiện tại, voi hoang dã ở Việt Nam đang trong tình trạng nguy ngập. Hình ảnh được họa sĩ Brendan Wenzel đăng tải trên website cá nhân Brendanwenzel.info.
Dù đã được nhân nuôi sinh sản, cầy mực (Arctictis binturong) còn rất ít trong tự nhiên ở Việt Nam. Mèo bắt cá hay mèo cá (Prionailurus viverrinus) là một loài mèo rừng bơi giỏi, sống dọc các sông, suối và đầm lầy ở miền Nam Việt Nam. Tình trạng săn bắt quá mức, sự huỷ hoại các sinh cảnh ngập nước làm cho loài này có nguy cơ tuyệt chủng nếu không được bảo vệ tốt. Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) là một loài rùa đẹp, phân bố ở cả 3 miền Việt Nam. Số lượng của chúng ngày nay còn rất ít do bị săn bắt vô tội vạ.
Chồn bay (Cynocephalus variegatus) là một loài thú lạ lùng ở Việt Nam. Với “cánh” màng da nối các chi với nhau, chúng có thể lượn từ thân cây này sang thân cây khác điệu nghệ. Chúng cũng có thể xem như loài thú “có túi” duy nhất ở Việt Nam với khả năng nuôi con trong chiếc túi trên bụng.
Trên thế giới, Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) chỉ phân bố tại đảo Cát Bà của Việt Nam với số lượng không đến 100 cá thể.
Chim hồng hoàng (Buceros bicornis) là một loài chim quý hiếm của Việt Nam. Chúng gây ấn tượng đặc biệt với một chiếc “mũ” lớn màu vàng tươi nhô ra trên đầu và mỏ. Nó có thể là công cụ để hấp dẫn bạn tình. Có thể nặng đến 700kg tấn, rùa da (Dermochelys coriacea) là loài lớn nhất trong họ nhà rùa. Biển Đông của Việt Nam là một trong những nơi sinh sống của loài rùa này.
Trăn gấm, trăn vua hay trăn mắt lưới châu Á (Python reticulatus) là một loài trăn khổng lồ sống tại các khu rừng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Một con trăn gấm trưởng thành có thể dài 6 - 7m.
Được phát hiện ở vùng núi rừng Trường Sơn giáp ranh giữa Việt Nam và Lào năm 1992, sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được coi là một trong những loài thú mà con người ít có dữ liệu nhất thế giới. Chỉ có 3 bức ảnh chụp loài vật cực kỳ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên suốt 2 thập kỷ qua.
Gà lô hồng tía (Lopura diardi) là một loài gà lôi rất đẹp, hiện đã được nuôi sinh sản thành công ở Việt Nam.
Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) từng phân bố rộng rãi khắp các vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảo ở Việt Nam từ thập kỷ 1960 trở về trước, nhưng ngày nay gần như đã biến mất trong tự nhiên.Cò quăm cánh xanh hoặc cò quăm vai trắng (Pseudibis davisoni) là loài chim rất quý, phân bố ở miền Nam Việt Nam. Chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.
Tìm vịt lục bảo châu Á (Chrysococcyx maculatus) là một loài chim sặc sỡ thuộc họ Cu cu, được tìm thấy trong các khu rừng phía Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Sả vằn (Lacedo pulchella), một loài chim bói cá có màu lông rất rực rỡ.
Hiện trạng của các loài động vật hoang dã của Việt Nam. Theo Bản phúc trình của Quĩ Thế giới Bảo tồn Động vật Hoang dã (WWF) được công bố vào ngày thứ hai 23/7/2012, Việt Nam là quốc gia đứng hạng chót trên thế giới trong việc bảo tồn động vật hoang dã. Ảnh: Internet
Voi (Elephas maximus) là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, hiện tại, voi hoang dã ở Việt Nam đang trong tình trạng nguy ngập. Hình ảnh được họa sĩ Brendan Wenzel đăng tải trên website cá nhân Brendanwenzel.info.
Dù đã được nhân nuôi sinh sản, cầy mực (Arctictis binturong) còn rất ít trong tự nhiên ở Việt Nam.
Mèo bắt cá hay mèo cá (Prionailurus viverrinus) là một loài mèo rừng bơi giỏi, sống dọc các sông, suối và đầm lầy ở miền Nam Việt Nam. Tình trạng săn bắt quá mức, sự huỷ hoại các sinh cảnh ngập nước làm cho loài này có nguy cơ tuyệt chủng nếu không được bảo vệ tốt.
Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) là một loài rùa đẹp, phân bố ở cả 3 miền Việt Nam. Số lượng của chúng ngày nay còn rất ít do bị săn bắt vô tội vạ.
Chồn bay (Cynocephalus variegatus) là một loài thú lạ lùng ở Việt Nam. Với “cánh” màng da nối các chi với nhau, chúng có thể lượn từ thân cây này sang thân cây khác điệu nghệ. Chúng cũng có thể xem như loài thú “có túi” duy nhất ở Việt Nam với khả năng nuôi con trong chiếc túi trên bụng.
Trên thế giới, Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) chỉ phân bố tại đảo Cát Bà của Việt Nam với số lượng không đến 100 cá thể.
Chim hồng hoàng (Buceros bicornis) là một loài chim quý hiếm của Việt Nam. Chúng gây ấn tượng đặc biệt với một chiếc “mũ” lớn màu vàng tươi nhô ra trên đầu và mỏ. Nó có thể là công cụ để hấp dẫn bạn tình.
Có thể nặng đến 700kg tấn, rùa da (Dermochelys coriacea) là loài lớn nhất trong họ nhà rùa. Biển Đông của Việt Nam là một trong những nơi sinh sống của loài rùa này.
Trăn gấm, trăn vua hay trăn mắt lưới châu Á (Python reticulatus) là một loài trăn khổng lồ sống tại các khu rừng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Một con trăn gấm trưởng thành có thể dài 6 - 7m.
Được phát hiện ở vùng núi rừng Trường Sơn giáp ranh giữa Việt Nam và Lào năm 1992, sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được coi là một trong những loài thú mà con người ít có dữ liệu nhất thế giới. Chỉ có 3 bức ảnh chụp loài vật cực kỳ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên suốt 2 thập kỷ qua.
Gà lô hồng tía (Lopura diardi) là một loài gà lôi rất đẹp, hiện đã được nuôi sinh sản thành công ở Việt Nam.
Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) từng phân bố rộng rãi khắp các vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảo ở Việt Nam từ thập kỷ 1960 trở về trước, nhưng ngày nay gần như đã biến mất trong tự nhiên.
Cò quăm cánh xanh hoặc cò quăm vai trắng (Pseudibis davisoni) là loài chim rất quý, phân bố ở miền Nam Việt Nam. Chúng đang bị đe doạ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.
Tìm vịt lục bảo châu Á (Chrysococcyx maculatus) là một loài chim sặc sỡ thuộc họ Cu cu, được tìm thấy trong các khu rừng phía Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Sả vằn (Lacedo pulchella), một loài chim bói cá có màu lông rất rực rỡ.
Hiện trạng của các loài động vật hoang dã của Việt Nam. Theo Bản phúc trình của Quĩ Thế giới Bảo tồn Động vật Hoang dã (WWF) được công bố vào ngày thứ hai 23/7/2012, Việt Nam là quốc gia đứng hạng chót trên thế giới trong việc bảo tồn động vật hoang dã. Ảnh: Internet