Cảnh lợn rừng và chó săn tử chiến khốc liệt này diễn ra ở Cibiru, West Java, Indonesia, trong lễ hội Adu Bagong. Đây là những trận chiến tàn khốc giữa chó chiến được nuôi dưỡng cẩn thận và những con lợn rừng hoang dã bị kích thích để trở nên hung hăng nhất có thể.Những con chó chiến và lợn rừng bị dồn vào trong đấu trường riêng dài khoảng 30m, rộng 15m với nền đất và xung quanh được bao lại bằng tre, nứa.Trận chiến đẫm máu thường chỉ kết thúc với cái chết của chó chiến hoặc lợn rừng. Phần lớn lợn rừng chết sau cuộc đấu. Chúng phải chịu những vết thương nặng do đàn chó gây ra.Ngay cả khi sống sót và chiến thắng khi đối đầu với một con chó, những con lợn rừng lại phải chiến đấu với con chó khác.Nếu lợn rừng thua cuộc, bị cắn chết, thịt của nó sẽ được đem bán. Bởi mục đích giảm số lượng lợn rừng hoang dã phá hoại các trang trại trong vùng.Phong tục Adu Bagong xuất phát từ ý niệm muốn bảo vệ cánh đồng hoa màu và lương thực khỏi sự phá hoại của lợn rừng từ thời xưa. Để đánh đuổi những con lợn rừng hung dữ, khỏe mạnh, người dân đã nuôi dạy ra những con chó săn hiếu chiến và dùng chúng vào việc tấn công lợn.Việc đó đã biến tướng thành lễ hội bắt những con lợn rừng hoang dã và chó chiến phải đối đầu với nhau để mua vui cho người.Các nhà hoạt động vì quyền động vật đang gây áp lực cho chính quyền địa phương để chấm dứt hoạt động này.Nhưng vẫn có một số nơi tổ chức chui. Mời quý vị xem video: Chó con hung dữ tấn công sư tử
Cảnh lợn rừng và chó săn tử chiến khốc liệt này diễn ra ở Cibiru, West Java, Indonesia, trong lễ hội Adu Bagong. Đây là những trận chiến tàn khốc giữa chó chiến được nuôi dưỡng cẩn thận và những con lợn rừng hoang dã bị kích thích để trở nên hung hăng nhất có thể.
Những con chó chiến và lợn rừng bị dồn vào trong đấu trường riêng dài khoảng 30m, rộng 15m với nền đất và xung quanh được bao lại bằng tre, nứa.
Trận chiến đẫm máu thường chỉ kết thúc với cái chết của chó chiến hoặc lợn rừng. Phần lớn lợn rừng chết sau cuộc đấu. Chúng phải chịu những vết thương nặng do đàn chó gây ra.
Ngay cả khi sống sót và chiến thắng khi đối đầu với một con chó, những con lợn rừng lại phải chiến đấu với con chó khác.
Nếu lợn rừng thua cuộc, bị cắn chết, thịt của nó sẽ được đem bán. Bởi mục đích giảm số lượng lợn rừng hoang dã phá hoại các trang trại trong vùng.
Phong tục Adu Bagong xuất phát từ ý niệm muốn bảo vệ cánh đồng hoa màu và lương thực khỏi sự phá hoại của lợn rừng từ thời xưa. Để đánh đuổi những con lợn rừng hung dữ, khỏe mạnh, người dân đã nuôi dạy ra những con chó săn hiếu chiến và dùng chúng vào việc tấn công lợn.
Việc đó đã biến tướng thành lễ hội bắt những con lợn rừng hoang dã và chó chiến phải đối đầu với nhau để mua vui cho người.
Các nhà hoạt động vì quyền động vật đang gây áp lực cho chính quyền địa phương để chấm dứt hoạt động này.
Nhưng vẫn có một số nơi tổ chức chui.
Mời quý vị xem video: Chó con hung dữ tấn công sư tử