1. Vượn cáo Kaola - Megaladapis edwarsi. Mặc dù chúng không được đặt tên cho đến năm 1894, nhưng vượn cáo Kaola đã tồn tại lâu từ cuối thời đại Pliocen đến kỳ Holocene. Các nhà khoa học tin rằng chúng có thể là quan hệ mật thiết đến các loài vượn cáo hiện đại. Con người đã tới Madagascar từ 2000 năm trước. Kể từ đó 17 loài vượn cáo đã tuyệt chủng mà nguyên nhân vì kích thước của chúng.Loài vượn cáo Megaladapis edwarsi có hộp sọ mang kích thước của một con Gorrila Edwarsi. Cơ thể chúng to lớn và dài 1,5m, và nặng tới khoảng 75kg, có thể nhiều hơn. Chúng quá to lớn để nhảy, và hạn chế khả năng đi săn trên mặt đất. Có giả thiết, Megaladapis edwarsi có thể đi bằng bốn chân giống như một chú đười ươi.2. Trăn Úc - Wonambi naracoortensis sống trong kỷ nguyên Pliocene tại Úc. Loài trăn khổng lồ này dài tới 4,5m nhưng lại thiếu đi sự linh hoạt đặc trưng của chiếc hàm rắn hiện nay. Các loài rắn có khớp xương hàm linh động để có thể nuốt trọn con mồi có kích thước lớn hơn., trong khi ở thằn lằn thì không thể. Với đặc điểm trung gian giữa trăn rắn và thằn lằn, loài trăn Úc Wonambi không thể thích nghi và đã tuyệt chủng cách đây 40.000 năm.3. Hươu Rucervus Schomburgki. Theo tin đồn, hươu Rucervus Schomburgki được cho là biểu tượng sức mạnh của ma thuật và chữa bệnh. Chúng bị tìm kiếm, săn bắn bởi những kẻ buôn bán thuốc lang băm. Trong mùa lũ, những đàn hươu thường tập trung trên vùng đất cao; đây là thời điểm khiến chúng đặc biệt dễ dàng bị giết. Con hươu Rucervus schomburgki cuối cùng bị giết vào năm 1932. Nhưng kỳ lạ thay, năm 1991, nhà nông học Laurent Chazee đã chụp ảnh một cặp gạc hươu tại một cửa hàng y học cổ truyền ở Lào. Gạc sau đó được xác định là gạc của loài Hươu Rucervus schomburgki.4. Cú cười Sceloglaux Albifacies. Cú cười Albifacies Sceloglaux có nguồn gốc từ New Zealand trở nên quý hiếm giữa những năm 1800. Tiếng hót của loài cú này phát ra giống tiếng cười khúc khích của người điên, thậm chí có khi lại giống tiếng chó sủa. Đã có thời gian, chúng được nuôi như thú cưng bởi các tù nhân trong trại giam nhưng lại bị cấm đẻ trứng vì số lượng quá đông. Loài cú này cuối cùng bị tuyệt chủng bởi người bản xứ thả nhiều loài động vật ăn thịt làm thay đổi môi trường sống của chúng.5. Linh dương Hippotragus Leucophaeus. Linh dương hoẵng lam có nguồn gốc Nam Phi với bộ lông xanh rực đẹp mê hoặc, lấy vỏ cây làm thức ăn. Chúng là một trong những động vật sống có tổ chức xã hội, thích nghi tốt, di chuyển nhanh.Số lượng cá thể loài linh dương này ngày càng giảm sút đáng kể từ 2000 năm trước cho đến cuối thế kỷ 18. Sự biến đổi khí hậu, săn bắn, bệnh tật và sự du nhập của các loài vật ngoại lai là những nguyên nhân đẩy Linh dương hoẵng lam đến bờ vực tuyệt chủng.6. Tê giác Coelodonta Antiquitatis. Hóa thạch loài tê giác to lớn, bộ lông xù xì có tuổi thọ 3,6 triệu năm được tìm thấy ở châu Á, châu Âu, Tây Tạng và Bắc Phi. Chiếc sừng của chúng ban đầu bị nhầm lẫn là móng vuốt khổng lồ của chim cổ đại.Loài tê giác này từng là kẻ thù tranh giành lãnh thổ với voi ma mút. Nhưng kể từ khi loài người tiền sử xuất hiện, chúng bị săn đuổi và trở thành chủ đề cho những tác phẩm trên vách hang động. Các nhà khoa học tin rằng, cá thể tê giác Coelodonta Antiquitatis cuối cùng tồn tại vào cuối kỷ băng hà khoảng 11.000 năm trước.
1. Vượn cáo Kaola - Megaladapis edwarsi. Mặc dù chúng không được đặt tên cho đến năm 1894, nhưng vượn cáo Kaola đã tồn tại lâu từ cuối thời đại Pliocen đến kỳ Holocene. Các nhà khoa học tin rằng chúng có thể là quan hệ mật thiết đến các loài vượn cáo hiện đại. Con người đã tới Madagascar từ 2000 năm trước. Kể từ đó 17 loài vượn cáo đã tuyệt chủng mà nguyên nhân vì kích thước của chúng.
Loài vượn cáo Megaladapis edwarsi có hộp sọ mang kích thước của một con Gorrila Edwarsi. Cơ thể chúng to lớn và dài 1,5m, và nặng tới khoảng 75kg, có thể nhiều hơn. Chúng quá to lớn để nhảy, và hạn chế khả năng đi săn trên mặt đất. Có giả thiết, Megaladapis edwarsi có thể đi bằng bốn chân giống như một chú đười ươi.
2. Trăn Úc - Wonambi naracoortensis sống trong kỷ nguyên Pliocene tại Úc. Loài trăn khổng lồ này dài tới 4,5m nhưng lại thiếu đi sự linh hoạt đặc trưng của chiếc hàm rắn hiện nay. Các loài rắn có khớp xương hàm linh động để có thể nuốt trọn con mồi có kích thước lớn hơn., trong khi ở thằn lằn thì không thể. Với đặc điểm trung gian giữa trăn rắn và thằn lằn, loài trăn Úc Wonambi không thể thích nghi và đã tuyệt chủng cách đây 40.000 năm.
3. Hươu Rucervus Schomburgki. Theo tin đồn, hươu Rucervus Schomburgki được cho là biểu tượng sức mạnh của ma thuật và chữa bệnh. Chúng bị tìm kiếm, săn bắn bởi những kẻ buôn bán thuốc lang băm. Trong mùa lũ, những đàn hươu thường tập trung trên vùng đất cao; đây là thời điểm khiến chúng đặc biệt dễ dàng bị giết. Con hươu Rucervus schomburgki cuối cùng bị giết vào năm 1932. Nhưng kỳ lạ thay, năm 1991, nhà nông học Laurent Chazee đã chụp ảnh một cặp gạc hươu tại một cửa hàng y học cổ truyền ở Lào. Gạc sau đó được xác định là gạc của loài Hươu Rucervus schomburgki.
4. Cú cười Sceloglaux Albifacies. Cú cười Albifacies Sceloglaux có nguồn gốc từ New Zealand trở nên quý hiếm giữa những năm 1800. Tiếng hót của loài cú này phát ra giống tiếng cười khúc khích của người điên, thậm chí có khi lại giống tiếng chó sủa. Đã có thời gian, chúng được nuôi như thú cưng bởi các tù nhân trong trại giam nhưng lại bị cấm đẻ trứng vì số lượng quá đông. Loài cú này cuối cùng bị tuyệt chủng bởi người bản xứ thả nhiều loài động vật ăn thịt làm thay đổi môi trường sống của chúng.
5. Linh dương Hippotragus Leucophaeus. Linh dương hoẵng lam có nguồn gốc Nam Phi với bộ lông xanh rực đẹp mê hoặc, lấy vỏ cây làm thức ăn. Chúng là một trong những động vật sống có tổ chức xã hội, thích nghi tốt, di chuyển nhanh.
Số lượng cá thể loài linh dương này ngày càng giảm sút đáng kể từ 2000 năm trước cho đến cuối thế kỷ 18. Sự biến đổi khí hậu, săn bắn, bệnh tật và sự du nhập của các loài vật ngoại lai là những nguyên nhân đẩy Linh dương hoẵng lam đến bờ vực tuyệt chủng.
6. Tê giác Coelodonta Antiquitatis. Hóa thạch loài tê giác to lớn, bộ lông xù xì có tuổi thọ 3,6 triệu năm được tìm thấy ở châu Á, châu Âu, Tây Tạng và Bắc Phi. Chiếc sừng của chúng ban đầu bị nhầm lẫn là móng vuốt khổng lồ của chim cổ đại.
Loài tê giác này từng là kẻ thù tranh giành lãnh thổ với voi ma mút. Nhưng kể từ khi loài người tiền sử xuất hiện, chúng bị săn đuổi và trở thành chủ đề cho những tác phẩm trên vách hang động. Các nhà khoa học tin rằng, cá thể tê giác Coelodonta Antiquitatis cuối cùng tồn tại vào cuối kỷ băng hà khoảng 11.000 năm trước.