Loài thú lông nhím. Các động vật có vú đẻ trứng đáng yêu này sử dụng cấu trúc được gọi là “electroreceptor” (bộ phận tích điện) trong mõm tìm thức ăn. Chúng có thể nhận ra các xung điện phát ra từ con mồi như côn trùng và sâu.Thú mỏ vịt cũng có thể phát hiện xung điện thông qua cấu trúc “electroreceptor” trên mõm. Khả năng này giúp các con thú mỏ vịt săn mồi ở vùng nước sâu một cách dễ dàng.Cá Stargazer (hay còn gọi cá chiêm tinh hay cá sao Nhật) có thể biến đổi cơ mắt phóng ra một dòng điện gây sốc và làm bất động con mồi. Ngoài ra, chức năng này cũng giúp loài vật này chống lại những động vật ăn thịt lớn hơn nó.Ong. Những bông hoa là thức ăn ưa thích của loài ong, tuy nhiên, một bông hoa sau khi bị hút mật thường có sự thay đổi về điện trường, bằng cách cảm nhận điện trường, những con ong khác có thể quyết định xem bông hoa đó có còn sức hấp dẫn hay không.Cá đuối điện có một bộ phận có khả năng tạo ra những cú sốc điện. Những con cá này sử dụng điện để hạ gục kẻ săn mồi và bắt con mồi. Loài vật có thể kiểm soát cường độ của những cú sốc điện, có thể phóng ra điện liều lượng tương đối thấp như là một lời cảnh báo cho những kẻ săn mồi tò mò và liều cao để bắt con mồi.Tắc kè. Bạn thắc mắc làm sao tắc kè có thể leo trèo trên các bề mặt nhẵn? Khả năng siêu đỉnh của tắc kè là món quà từ các lực tĩnh điện trên ngón chân của tắc kè. Sự khác biệt về điện tích giữa chân và bề mặt bám giúp con vật nhỏ bé neo bám được vào tường.Cá mũi voi có chiếc cằm vô cùng ấn tượng, lồi dài, được loài cá sử dụng để phát hiện các xung điện của con mồi. Chúng có thể tìm thấy thức ăn ngay cả khi trong vùng nước tối om.Ong bắp cày phương Đông. Đây là loài vật duy nhất có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện để sử dụng. Loài ong này làm việc càng hăng khi trời càng nắng to.Nhện. Nhện xây dựng mạng nhện bằng một loại keo đặc biệt có thể thu hút các con mồi mang điện như côn trùng bay. Mạng nhện cũng giúp thu hút các chất ô nhiễm trong không khí, làm cho không khí sạch hơn.Cá mập có các thụ quan trên mõm được gọi là "giác ampullae của Lorenzini" để phát hiện điện trường từ những cơn co thắt cơ bắp của con mồi tiềm năng phát ra, sau đó tóm gọn con mồi.Cá heo Guiana là loài động vật có vú đầu tiên có khả năng cảm nhận điện trường. Chúng sử dụng các lỗ chân lông đặc biệt (thường là 2-10 lỗ dọc mõm cá heo) có đầu cuối các dây thần kinh bao quanh, có mạch máu dạng đơn giản và có một khu vực đặc biệt chứa protein và tế bào để cảm nhận được điện trường phát ra từ con mồi.Cá chình điện, hay còn được gọi là lươn điện. Chúng có thể phát ra điện để giật kẻ thù và để săn mồi. Ở hai bên sống lưng của cá chình điện, có 2 "nhà máy điện", mỗi "nhà máy" gồm 70 "cột điện" đấu song song, mỗi "cột" là một chồng gồm 6.000 tế bào phát điện đấu nối tiếp.
Loài thú lông nhím. Các động vật có vú đẻ trứng đáng yêu này sử dụng cấu trúc được gọi là “electroreceptor” (bộ phận tích điện) trong mõm tìm thức ăn. Chúng có thể nhận ra các xung điện phát ra từ con mồi như côn trùng và sâu.
Thú mỏ vịt cũng có thể phát hiện xung điện thông qua cấu trúc “electroreceptor” trên mõm. Khả năng này giúp các con thú mỏ vịt săn mồi ở vùng nước sâu một cách dễ dàng.
Cá Stargazer (hay còn gọi cá chiêm tinh hay cá sao Nhật) có thể biến đổi cơ mắt phóng ra một dòng điện gây sốc và làm bất động con mồi. Ngoài ra, chức năng này cũng giúp loài vật này chống lại những động vật ăn thịt lớn hơn nó.
Ong. Những bông hoa là thức ăn ưa thích của loài ong, tuy nhiên, một bông hoa sau khi bị hút mật thường có sự thay đổi về điện trường, bằng cách cảm nhận điện trường, những con ong khác có thể quyết định xem bông hoa đó có còn sức hấp dẫn hay không.
Cá đuối điện có một bộ phận có khả năng tạo ra những cú sốc điện. Những con cá này sử dụng điện để hạ gục kẻ săn mồi và bắt con mồi. Loài vật có thể kiểm soát cường độ của những cú sốc điện, có thể phóng ra điện liều lượng tương đối thấp như là một lời cảnh báo cho những kẻ săn mồi tò mò và liều cao để bắt con mồi.
Tắc kè. Bạn thắc mắc làm sao tắc kè có thể leo trèo trên các bề mặt nhẵn? Khả năng siêu đỉnh của tắc kè là món quà từ các lực tĩnh điện trên ngón chân của tắc kè. Sự khác biệt về điện tích giữa chân và bề mặt bám giúp con vật nhỏ bé neo bám được vào tường.
Cá mũi voi có chiếc cằm vô cùng ấn tượng, lồi dài, được loài cá sử dụng để phát hiện các xung điện của con mồi. Chúng có thể tìm thấy thức ăn ngay cả khi trong vùng nước tối om.
Ong bắp cày phương Đông. Đây là loài vật duy nhất có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện để sử dụng. Loài ong này làm việc càng hăng khi trời càng nắng to.
Nhện. Nhện xây dựng mạng nhện bằng một loại keo đặc biệt có thể thu hút các con mồi mang điện như côn trùng bay. Mạng nhện cũng giúp thu hút các chất ô nhiễm trong không khí, làm cho không khí sạch hơn.
Cá mập có các thụ quan trên mõm được gọi là "giác ampullae của Lorenzini" để phát hiện điện trường từ những cơn co thắt cơ bắp của con mồi tiềm năng phát ra, sau đó tóm gọn con mồi.
Cá heo Guiana là loài động vật có vú đầu tiên có khả năng cảm nhận điện trường. Chúng sử dụng các lỗ chân lông đặc biệt (thường là 2-10 lỗ dọc mõm cá heo) có đầu cuối các dây thần kinh bao quanh, có mạch máu dạng đơn giản và có một khu vực đặc biệt chứa protein và tế bào để cảm nhận được điện trường phát ra từ con mồi.
Cá chình điện, hay còn được gọi là lươn điện. Chúng có thể phát ra điện để giật kẻ thù và để săn mồi. Ở hai bên sống lưng của cá chình điện, có 2 "nhà máy điện", mỗi "nhà máy" gồm 70 "cột điện" đấu song song, mỗi "cột" là một chồng gồm 6.000 tế bào phát điện đấu nối tiếp.