Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới, được ghi nhận xuất hiện tại Việt Nam và Lào. Hiện sao la là loài thú trong tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, theo thống kê chỉ còn khoảng vài chục cho đến vài trăm cá thể trong tự nhiên.Tê giác đen có tên khoa học là Diceros bicornis, là một loài động vật có vú sinh sống ở các khu vực của châu Phi. Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng. Vào khoảng năm 1900, số lượng tê giác đen có thể lên tới vài chục ngàn con sống ở châu Phi, nhưng đến năm 1995 thì người ta thông báo chỉ còn 2.410 con tê giác đen còn sống sót.Đười ươi Sumatra (tên khoa học Pongo abelii) là loài linh trưởng lớn đặc hữu của Indonesia, chỉ sống ở đảo Sumatra. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắt và mất môi trường sống. Hiện chỉ còn khoảng 7.300 cá thể đười ươi sống trong môi trường hoang dã.Khỉ đột núi có tên khoa học là Gorilla beringei beringei gồm hai quần thể. Một quần thể được tìm thấy ở núi lửa Virunga ở Trung Phi, quần thể còn lại được tìm thấy ở Vườn quốc gia cấm Bwindi tại Uganda. Hiện số lượng loài khỉ này đang suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt, dịch bệnh và mất môi trường sống.Hổ Siberi hoang dã là động vật thuộc họ mèo lớn nhất thế giới, nặng trung bình khoảng 350kg. Hổ Siberi sống trong rừng taiga, có bộ lông rậm và dày hơn so với các nòi hổ khác. Đây là 1 trong 12 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới bởi nạn đói và săn bắt trái phép, với số lượng hiện nay chỉ còn khoảng 400.Cá heo California (tên khoa học là Phocoena sinus) là một loài cá trong họ Cá heo chuột. Môi trường sống của loài này giới hạn ở khu vực phía bắc của vịnh California. Chúng là một trong những loài động vật biển hiếm nhất thế giới, đang bên bờ tuyệt chủng khi chỉ còn chưa đến 100 con.Khỉ đột đồng bằng phía tây đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn do nạn săn bắt và dịch bệnh. Theo số liệu thống kê, dịch bệnh Ebola khiến số lượng khỉ đột và tinh tinh ở rừng Minkebe, Gabon giảm xuống tới 90%.Rùa da (tên khoa học: Dermochelys coriacea) là loài rùa biển lớn nhất. Khác với các loài rùa biển khác ngày nay thì loài rùa này không có mai, lưng chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng cao, bởi theo số liệu nghiên cứu cho thấy chỉ còn vài chục nghìn cá thể rùa cái làm tổ mỗi năm thay cho số lượng vài trăm ngàn so với năm 1980.Cá heo không vây (tên khoa học là Neophocaena phocaenoides) sống trong các vùng nước ven biển của châu Á. Có nhiều lo ngại cá heo không vây có thể đi vào con đường tuyệt chủng. Hiện chỉ còn chưa tới 1.400 cá thể còn sống, có tốc độ suy giảm đạt 7,3% mỗi năm.Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus) là một trong năm loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Kể cả những đánh giá lạc quan nhất cũng cho thấy có ít hơn 100 con tê giác Java trong điều kiện hoang dã. Loài động vật có vú này có thể sẽ nhanh chóng biến mất khỏi Trái đất.Voi Sumatra đối mặt nguy cơ tuyệt chủng gia tăng. Năm 2014, tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo hiện chỉ còn khoảng 2.400 con voi Sumatra trên thế giới. Loài vật này được liệt vào dạng “cực kỳ nguy cấp”.Báo hoa mai Amur (tên khoa học là Panthera pardus orientalis) là một trong những loài mèo hiếm nhất trên thế giới với ước tính chỉ còn 30-35 cá thể còn lại trong tự nhiên. Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên coi báo hoa mai Amur là loài cực kỳ nguy cấp. Mỗi lần sinh sản, chúng chỉ sinh không quá 3 con non nhưng chỉ có một con sống sót.
Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới, được ghi nhận xuất hiện tại Việt Nam và Lào. Hiện sao la là loài thú trong tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, theo thống kê chỉ còn khoảng vài chục cho đến vài trăm cá thể trong tự nhiên.
Tê giác đen có tên khoa học là Diceros bicornis, là một loài động vật có vú sinh sống ở các khu vực của châu Phi. Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng. Vào khoảng năm 1900, số lượng tê giác đen có thể lên tới vài chục ngàn con sống ở châu Phi, nhưng đến năm 1995 thì người ta thông báo chỉ còn 2.410 con tê giác đen còn sống sót.
Đười ươi Sumatra (tên khoa học Pongo abelii) là loài linh trưởng lớn đặc hữu của Indonesia, chỉ sống ở đảo Sumatra. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắt và mất môi trường sống. Hiện chỉ còn khoảng 7.300 cá thể đười ươi sống trong môi trường hoang dã.
Khỉ đột núi có tên khoa học là Gorilla beringei beringei gồm hai quần thể. Một quần thể được tìm thấy ở núi lửa Virunga ở Trung Phi, quần thể còn lại được tìm thấy ở Vườn quốc gia cấm Bwindi tại Uganda. Hiện số lượng loài khỉ này đang suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt, dịch bệnh và mất môi trường sống.
Hổ Siberi hoang dã là động vật thuộc họ mèo lớn nhất thế giới, nặng trung bình khoảng 350kg. Hổ Siberi sống trong rừng taiga, có bộ lông rậm và dày hơn so với các nòi hổ khác. Đây là 1 trong 12 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới bởi nạn đói và săn bắt trái phép, với số lượng hiện nay chỉ còn khoảng 400.
Cá heo California (tên khoa học là Phocoena sinus) là một loài cá trong họ Cá heo chuột. Môi trường sống của loài này giới hạn ở khu vực phía bắc của vịnh California. Chúng là một trong những loài động vật biển hiếm nhất thế giới, đang bên bờ tuyệt chủng khi chỉ còn chưa đến 100 con.
Khỉ đột đồng bằng phía tây đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn do nạn săn bắt và dịch bệnh. Theo số liệu thống kê, dịch bệnh Ebola khiến số lượng khỉ đột và tinh tinh ở rừng Minkebe, Gabon giảm xuống tới 90%.
Rùa da (tên khoa học: Dermochelys coriacea) là loài rùa biển lớn nhất. Khác với các loài rùa biển khác ngày nay thì loài rùa này không có mai, lưng chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng cao, bởi theo số liệu nghiên cứu cho thấy chỉ còn vài chục nghìn cá thể rùa cái làm tổ mỗi năm thay cho số lượng vài trăm ngàn so với năm 1980.
Cá heo không vây (tên khoa học là Neophocaena phocaenoides) sống trong các vùng nước ven biển của châu Á. Có nhiều lo ngại cá heo không vây có thể đi vào con đường tuyệt chủng. Hiện chỉ còn chưa tới 1.400 cá thể còn sống, có tốc độ suy giảm đạt 7,3% mỗi năm.
Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus) là một trong năm loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Kể cả những đánh giá lạc quan nhất cũng cho thấy có ít hơn 100 con tê giác Java trong điều kiện hoang dã. Loài động vật có vú này có thể sẽ nhanh chóng biến mất khỏi Trái đất.
Voi Sumatra đối mặt nguy cơ tuyệt chủng gia tăng. Năm 2014, tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo hiện chỉ còn khoảng 2.400 con voi Sumatra trên thế giới. Loài vật này được liệt vào dạng “cực kỳ nguy cấp”.
Báo hoa mai Amur (tên khoa học là Panthera pardus orientalis) là một trong những loài mèo hiếm nhất trên thế giới với ước tính chỉ còn 30-35 cá thể còn lại trong tự nhiên. Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên coi báo hoa mai Amur là loài cực kỳ nguy cấp. Mỗi lần sinh sản, chúng chỉ sinh không quá 3 con non nhưng chỉ có một con sống sót.