Vòi rồng lửa. Vòi rồng lửa hay còn gọi là lốc xoáy lửa là hiện tượng tự nhiên qua đó một ngọn lửa trong một điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra một sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng. Các vòi rồng lửa có thể nhổ bật gốc các cây cao đến 15m và thiêu rụi nó.Hòn đá sống, chảy máu trong tự nhiên. Thực chất đó là một loại sinh vật biển kỳ lạ và hiếm thấy chỉ có ở bờ biển Peru và Chile, nó có bề ngoài trông giống một tảng đá nhưng bên trong lại là một cơ thể sống. Chúng sống và trao đổi chất bằng cách hút nước biển rồi lọc các loại tảo và vi sinh vật thông qua hai ống dẫn. Chúng có máu tinh khiết và có thể tích lũy được nhiều chất hiếm và bí ẩn được gọi là vanadium.Mưa động vật. Trong lịch sử khoa học từng ghi nhận nhiều trường hợp động vật rơi xuống từ bầu trời rất kỳ lạ. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia, hàng triệu con cá đột nhiên rơi từ trên trời xuống. Tháng 6/2009, bầu trời Nhật Bản đổ xuống mưa ếch… Nguyên nhân các "cơn mưa động vật" được suy đoán là do lốc xoáy và các trận bão cuốn theo con vật lên cao rồi trút xuống.Hồ biến mọi loài vật thành xác khô. Hồ Natron, Tanzania có màu đỏ tươi như máu, khiến cho các sinh vật bước đến đều bị hóa đá đầy bí ẩn. Nguyên nhân của hiện tượng hiếm thấy được cho là do nồng độ kiềm trong hồ quá cao khiến cho những loài vật không may sảy chân rớt xuống hồ bị phân hủy và vôi hóa.Bãi biển phát sáng. Bãi biển phát sáng được cho là do thực vật phù du phát quang sinh học. Loài tảo có khả năng phát quang phổ biến nhất là tảo “dinoflagellate”. Tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.Mặt trời giả, hiện tượng khí quyển được gọi là “sundog”. Mặt trời giả thường xuất hiện dưới dạng những vùng ánh sáng nhiều màu sắc ở bên trái hoặc bên phải của mặt trời, cách mặt trời 22 độ và ở cùng độ cao phía trên đường chân trời ngang với mặt trời. Sở dĩ mặt trời giả có tên “sundog” là bởi vì chúng đi theo mặt trời thật giống như con chó đi theo chủ của nó.Rừng đá bazan. Các khối đá bazan dựng đứng hình thành do hiện tượng núi lửa phun trào, đó là một quần thể đá mang tính hình học khá ngoạn mục, phân bố theo các đường kẻ ô với 6 cạnh hình lục giác đều tăm tắp.Lốc nước. Đây là hiện tượng thiên nhiên có sự xuất hiện của một vũng xoáy rất lớn trên mặt nước, có thể hút bất cứ vật gì rơi vào vòng khống chế của nó giống như sức mạnh của một lỗ đen vậy.Vòi rồng. Đây là hiện tượng một cột nước xoáy tròn bốc từ dưới mặt nước lên, liên kết từng khối với nhau thành một đám mây tầng. Vòi rồng cuốn nước lên trời với tốc độ rất cao và sức mạnh cực lớn.Thành đá cầu vồng đa sắc Danxia Landforms, Trung Quốc. Những thành đá đầy màu sắc ở Trung Quốc này là kết quả hình thành từ sự kết hợp giữa đá sa thạch đỏ và các khoáng sản trong hàng triệu năm.Mây xà cừ, Bắc Cực. Những đám mây xà cừ có nhiều màu sắc như cầu vồng này là hiện tượng rất hiếm, nó chỉ xảy ra trong thời điểm rét cực đậm, độ ẩm tăng cao. Còn thông thường, tầng bình lưu khá khô nên đám mây không thể hình thành.Ống khói tuyết. Những ống khói tuyết cao tới 20m tỏa hơi nước ra xung quanh có thể khiến bạn kinh ngạc và thắc mắc. Tuy nhiên, đó chỉ là những mạch phun khí bị đóng băng. Ngay sau khi hơi nước thoát ra qua một lỗ thông hơi, nó bị đóng băng, và cuối cùng, ống khói tuyết khổng lồ được hình thành xung quanh miệng núi lửa.
Vòi rồng lửa. Vòi rồng lửa hay còn gọi là lốc xoáy lửa là hiện tượng tự nhiên qua đó một ngọn lửa trong một điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra một sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng. Các vòi rồng lửa có thể nhổ bật gốc các cây cao đến 15m và thiêu rụi nó.
Hòn đá sống, chảy máu trong tự nhiên. Thực chất đó là một loại sinh vật biển kỳ lạ và hiếm thấy chỉ có ở bờ biển Peru và Chile, nó có bề ngoài trông giống một tảng đá nhưng bên trong lại là một cơ thể sống. Chúng sống và trao đổi chất bằng cách hút nước biển rồi lọc các loại tảo và vi sinh vật thông qua hai ống dẫn. Chúng có máu tinh khiết và có thể tích lũy được nhiều chất hiếm và bí ẩn được gọi là vanadium.
Mưa động vật. Trong lịch sử khoa học từng ghi nhận nhiều trường hợp động vật rơi xuống từ bầu trời rất kỳ lạ. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia, hàng triệu con cá đột nhiên rơi từ trên trời xuống. Tháng 6/2009, bầu trời Nhật Bản đổ xuống mưa ếch… Nguyên nhân các "cơn mưa động vật" được suy đoán là do lốc xoáy và các trận bão cuốn theo con vật lên cao rồi trút xuống.
Hồ biến mọi loài vật thành xác khô. Hồ Natron, Tanzania có màu đỏ tươi như máu, khiến cho các sinh vật bước đến đều bị hóa đá đầy bí ẩn. Nguyên nhân của hiện tượng hiếm thấy được cho là do nồng độ kiềm trong hồ quá cao khiến cho những loài vật không may sảy chân rớt xuống hồ bị phân hủy và vôi hóa.
Bãi biển phát sáng. Bãi biển phát sáng được cho là do thực vật phù du phát quang sinh học. Loài tảo có khả năng phát quang phổ biến nhất là tảo “dinoflagellate”. Tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.
Mặt trời giả, hiện tượng khí quyển được gọi là “sundog”. Mặt trời giả thường xuất hiện dưới dạng những vùng ánh sáng nhiều màu sắc ở bên trái hoặc bên phải của mặt trời, cách mặt trời 22 độ và ở cùng độ cao phía trên đường chân trời ngang với mặt trời. Sở dĩ mặt trời giả có tên “sundog” là bởi vì chúng đi theo mặt trời thật giống như con chó đi theo chủ của nó.
Rừng đá bazan. Các khối đá bazan dựng đứng hình thành do hiện tượng núi lửa phun trào, đó là một quần thể đá mang tính hình học khá ngoạn mục, phân bố theo các đường kẻ ô với 6 cạnh hình lục giác đều tăm tắp.
Lốc nước. Đây là hiện tượng thiên nhiên có sự xuất hiện của một vũng xoáy rất lớn trên mặt nước, có thể hút bất cứ vật gì rơi vào vòng khống chế của nó giống như sức mạnh của một lỗ đen vậy.
Vòi rồng. Đây là hiện tượng một cột nước xoáy tròn bốc từ dưới mặt nước lên, liên kết từng khối với nhau thành một đám mây tầng. Vòi rồng cuốn nước lên trời với tốc độ rất cao và sức mạnh cực lớn.
Thành đá cầu vồng đa sắc Danxia Landforms, Trung Quốc. Những thành đá đầy màu sắc ở Trung Quốc này là kết quả hình thành từ sự kết hợp giữa đá sa thạch đỏ và các khoáng sản trong hàng triệu năm.
Mây xà cừ, Bắc Cực. Những đám mây xà cừ có nhiều màu sắc như cầu vồng này là hiện tượng rất hiếm, nó chỉ xảy ra trong thời điểm rét cực đậm, độ ẩm tăng cao. Còn thông thường, tầng bình lưu khá khô nên đám mây không thể hình thành.
Ống khói tuyết. Những ống khói tuyết cao tới 20m tỏa hơi nước ra xung quanh có thể khiến bạn kinh ngạc và thắc mắc. Tuy nhiên, đó chỉ là những mạch phun khí bị đóng băng. Ngay sau khi hơi nước thoát ra qua một lỗ thông hơi, nó bị đóng băng, và cuối cùng, ống khói tuyết khổng lồ được hình thành xung quanh miệng núi lửa.