Cưỡng
bức bạn tình. Nhiều loài động vật có trải qua đầy đủ các bước của quá
trình hẹn hò, nhưng chuồn chuồn thì không có nhiều thời gian đến thế.
Chính vì thế nó thường cưỡng bức bạn tình: sau kh xác định đây là chuồn
chuồn cái, nó sẽ tiến tới từ đằng sau, kẹp chặt cổ bạn tình bằng đôi bàn
chân trước, sau đó nhanh chóng bơm tinh trùng vào cơ thể chuồn chuồn
cái. Chúng có khả năng tính toán tốc độ để giết mồi hoàn hảo. Việc chuyển động và bắt mồi trong không gian là một việc đòi hỏi phải có một hệ thần kinh phức tạp. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về chuồn chuồn được thực hiện năm 1999, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thay vì “đuổi theo” con mồi, loài chuồn chuồn biết chọn địa điểm mà con mồi sẽ bay đến để đón lõng. Như vậy, chuồn chuồn phải tính toán 3 việc trong một cuộc săn mồi: khoảng cách với con mồi, hướng di chuyển và tốc độ bay của nó.
Tầm quan sát cực tốt. Hầu hết các loài côn trùng đều có những cặp mắt đa mặt. Với cặp mắt gồm 30.000 mặt, chuồn chuồn có thể giành được ngôi vô địch trong thế giới côn trùng sống gần nước. Mỗi mặt trong cặp mắt của nó tạo ra một hình ảnh riêng, và bộ não của chuồn chuồn cần tới 8 cặp dây thần kinh điều khiển việc nhìn để giải quyết những hình ảnh này, đưa nó về một bức tranh hoàn chỉnh. Ngoài ra nó còn có tới 4, 5 loại protein cảm nhận ánh sáng, cho phép chúng có thể nhìn thấy màu sắc ở điều kiện quang phổ bình thường, dưới ánh đèn tia cực tím và ánh sáng phân cực. Quan sát được trên mọi hướng. Theo nhà nghiên cứu, tiến sỹ R.M.Olberg: “Loài chuồn chuồn có thể thấy bạn khi chúng bay về phía bạn, và ngay cả khi chúng bay xa khỏi bạn”. Chuồn chuồn không hề có điểm mù. Đây là một cách để chúng phát hiện và chạy trốn khỏi kẻ thù. Khi săn mồi, đôi mắt của nó vẽ ra “sơ đồ” hướng di chuyển của kẻ thù để có thể chặn đường đón lõng. Hiệu quả. Chúng làm việc cực kỳ hiệu quả, với tỉ lệ săn mồi thành công lên tới 95% . Có thể tách con mồi khỏi đàn. Chuồn chuồn có khả năng quan sát nhiều con mồi cùng lúc. Nhờ có khả năng quan sát này mà chúng có thể chọn được mục tiêu thuận tiện nhất cho việc tấn công, trong khi vẫn có thể tránh được một cuộc đụng độ với cả đàn. Là một loài vô cùng phàm ăn . Một con chuồn chuồn có thể ăn liền lúc 30 con ruồi, và nó vẫn có thể ăn được nữa nếu có. Có thể điều khiển cánh một cách độc lập. Một trong những đặc điểm nổi bật của loài này là cách thức mà đôi cánh của nó làm việc. 4 cánh của nó có thể lam việc một cách độc lập, giúp chúng có thể bay trước, sau, bên cạnh, bay liệng và ngay lập tức thay đổi hướng bay khi cần. Nghiền nát con mồi. Chuồn chuồn thuộc họ Odonata, nghĩa là có răng. Hàm răng cực kỳ khỏe của chuồn chuồn có thể nghiền nát con mồi. Chúng có thể mở rộng miệng bằng kích thước đầu của mình.
Ấu trùng cũng biết săn mồi. Ấu trùng chuồn chuồn thậm chí còn máu lạnh hơn cả bố mẹ chúng khi dù rất bé đã biết săn mồi. Ngoài ấu trùng muỗi, cũng sống dưới nước như chúng, nhiều ấu trùng chuồn chuồn có thể ăn thịt cả nòng nọc, và cá 7 màu.
Cưỡng
bức bạn tình. Nhiều loài động vật có trải qua đầy đủ các bước của quá
trình hẹn hò, nhưng chuồn chuồn thì không có nhiều thời gian đến thế.
Chính vì thế nó thường cưỡng bức bạn tình: sau kh xác định đây là chuồn
chuồn cái, nó sẽ tiến tới từ đằng sau, kẹp chặt cổ bạn tình bằng đôi bàn
chân trước, sau đó nhanh chóng bơm tinh trùng vào cơ thể chuồn chuồn
cái.
Chúng có khả năng tính toán tốc độ để giết mồi hoàn hảo. Việc chuyển động và bắt mồi trong không gian là một việc đòi hỏi phải có một hệ thần kinh phức tạp. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về chuồn chuồn được thực hiện năm 1999, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thay vì “đuổi theo” con mồi, loài chuồn chuồn biết chọn địa điểm mà con mồi sẽ bay đến để đón lõng. Như vậy, chuồn chuồn phải tính toán 3 việc trong một cuộc săn mồi: khoảng cách với con mồi, hướng di chuyển và tốc độ bay của nó.
Tầm quan sát cực tốt. Hầu hết các loài côn trùng đều có những cặp mắt đa mặt. Với cặp mắt gồm 30.000 mặt, chuồn chuồn có thể giành được ngôi vô địch trong thế giới côn trùng sống gần nước. Mỗi mặt trong cặp mắt của nó tạo ra một hình ảnh riêng, và bộ não của chuồn chuồn cần tới 8 cặp dây thần kinh điều khiển việc nhìn để giải quyết những hình ảnh này, đưa nó về một bức tranh hoàn chỉnh. Ngoài ra nó còn có tới 4, 5 loại protein cảm nhận ánh sáng, cho phép chúng có thể nhìn thấy màu sắc ở điều kiện quang phổ bình thường, dưới ánh đèn tia cực tím và ánh sáng phân cực.
Quan sát được trên mọi hướng. Theo nhà nghiên cứu, tiến sỹ R.M.Olberg: “Loài chuồn chuồn có thể thấy bạn khi chúng bay về phía bạn, và ngay cả khi chúng bay xa khỏi bạn”. Chuồn chuồn không hề có điểm mù. Đây là một cách để chúng phát hiện và chạy trốn khỏi kẻ thù. Khi săn mồi, đôi mắt của nó vẽ ra “sơ đồ” hướng di chuyển của kẻ thù để có thể chặn đường đón lõng.
Hiệu quả. Chúng làm việc cực kỳ hiệu quả, với tỉ lệ săn mồi thành công lên tới 95% .
Có thể tách con mồi khỏi đàn. Chuồn chuồn có khả năng quan sát nhiều con mồi cùng lúc. Nhờ có khả năng quan sát này mà chúng có thể chọn được mục tiêu thuận tiện nhất cho việc tấn công, trong khi vẫn có thể tránh được một cuộc đụng độ với cả đàn.
Là một loài vô cùng phàm ăn . Một con chuồn chuồn có thể ăn liền lúc 30 con ruồi, và nó vẫn có thể ăn được nữa nếu có.
Có thể điều khiển cánh một cách độc lập. Một trong những đặc điểm nổi bật của loài này là cách thức mà đôi cánh của nó làm việc. 4 cánh của nó có thể lam việc một cách độc lập, giúp chúng có thể bay trước, sau, bên cạnh, bay liệng và ngay lập tức thay đổi hướng bay khi cần.
Nghiền nát con mồi. Chuồn chuồn thuộc họ Odonata, nghĩa là có răng. Hàm răng cực kỳ khỏe của chuồn chuồn có thể nghiền nát con mồi. Chúng có thể mở rộng miệng bằng kích thước đầu của mình.
Ấu trùng cũng biết săn mồi. Ấu trùng chuồn chuồn thậm chí còn máu lạnh hơn cả bố mẹ chúng khi dù rất bé đã biết săn mồi. Ngoài ấu trùng muỗi, cũng sống dưới nước như chúng, nhiều ấu trùng chuồn chuồn có thể ăn thịt cả nòng nọc, và cá 7 màu.