Sứa hộp (lớp Cubozoa) đứng đầu danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sống ở những vùng biển quanh châu Á và Australia và đã cướp sinh mạng của 5.567 người từ năm 1954 đến nay. Chất độc của chúng tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng, khiến nạn nhân chết ngay lập tức. Mực nang Metasepia pfefferi có chiều dài chỉ 8 cm, màu sắc sặc sỡ và có khả năng thay đổi màu sắc để lấn trốn kẻ thù. Chúng ít tiếp xúc với con người nhưng mô cơ chứa độc tố rất mạnh, giống như độc tố của bạch tuộc xanh, có thể gây chết người. Chúng thường sống ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vùng biển ngoài khơi phía bắc Australia, miền nam New Guinea. Nhiều người nghĩ cá heo không nguy hiểm bởi chúng từng cứu người. Trên thực tế, cá heo cũng là loài động vật có thể gây nguy hiểm cho con người, nhất là trẻ em. Năm 2002, cá heo tấn công một người bơi lội tại thị trấn Weymouth, Anh. Những người thích bơi lội thường tránh xa cá heo bởi vì khi có hứng thú tình dục, chúng sẽ trở nên hung dữ. Năm 1994, cá heo tấn công hai người đàn ông bơi cùng phụ nữ tại bờ biển San Paolo, Brazil và giết chết một người. Cá mặt quỷ (Synanceia, còn có tên cá mang ếch, cá mao ếch) có bề ngoài to, xù xì và rất độc, được mệnh danh “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương. Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi các tia vây lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. Tuy nhiên, nếu được chế biến đúng cách, cá mặt quỷ là món ăn khoái khẩu với vị giòn, ngọt, giúp máu tuần hoàn tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Mực khổng lồ là loài lớn và nguy hiểm nhất trong số động vật không xương sống, chiều dài có thể lên tới 20 m, nặng khoảng 100 kg, thường bị nhầm với bạch tuộc. Nhưng bạch tuộc chỉ tấn công người khi cảm thấy bị đe họa, còn mực khổng lồ rất hung dữ, thường chủ động tấn công các động vật khác, người và tàu thuyền. Ngày 25/3/1941, một con tàu Anh chìm ở Đại Tây Dương, khoảng 10 người sống sót đang cố gắng bắt một tàu cứu đắm thì con mực khổng lồ đột ngột nổi lên mặt nước, giơ xúc tu như cánh tay túm lấy 2 người và lôi họ xuống đáy biển. Cá mút đá (Myxinidae) có thân hình tròn và hàm răng sắc, thường sống ký sinh trên nhiều loài cá khác bằng cách cắm răng vào da và hút máu. Tuy nguồn gốc ở Đại Tây Dương nhưng chúng có thể sống ở nước ngọt. Chất nhờn trên cơ thể cá mút đá giống tơ tằm, có thể dùng làm quần áo. Gần đây, một số xác người được tìm thấy ở biển với khối lượng rất nhẹ, người ta cho rằng thủ phạm là cá mút đá. Cá chình Moray (Anguilliformes) hay lươn biển (Morey eel) là một nhóm khoảng 200 loài thuộc họ Muraenidae, chủ yếu sống ở nước mặn, một số loài còn sống trong vùng nước ngọt và nước lợ. Chúng có thể dài đến 4m, hàm răng khỏe và sắc nhọn, chiều dài răng có thể đạt tới vài cm. Loài này khá nhút nhát, có xu hướng ẩn mình với con người hơn là tấn công. Thường thì lươn biển chỉ tấn công con người để tự vệ. Chúng có thị lực rất kém nên chỉ dùng bộ phận khứu giác để tìm mồi.
Họ cá nóc (Tetraodontiformes hay Plectognathi), là động vật có xương sống sở hữu chất độc đáng sợ thứ hai trên thế giới, sau ếch độc phi tiêu vàng. Chúng sinh sống chủ yếu ở những vùng biển quanh Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines và Mexico. Các cơ quan nội tạng của cá nóc đều chứa độc tố. Tuy nhiên, nếu chế biến đúng phương pháp, thịt cá nóc là một món đặc sản đối với du khách. Người ta phải chi tới 200 USD để thử món này. Cá sư tử là một trong những loài có bề ngoài bắt mắt nhưng cực kỳ nguy hiểm. Chúng có nhiều tua dài với màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam, nâu, đen hoặc trắng. Chúng sống ở những vùng biển nhiệt đới nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cá sư tử là loài động vật phát triển rất nhanh và có nọc độc. Bạch tuộc nhẫn xanh là một loài bạch tuộc có những đốm màu xanh đen rất đẹp, giống như những chiếc nhẫn. Chúng sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia, và sở hữu loại nọc độc vô phương cứ chữa. Những người mà chúng cắn sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút. Lượng chất độc trên cơ thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26 người trong cùng một lúc.
Sứa hộp (lớp Cubozoa) đứng đầu danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sống ở những vùng biển quanh châu Á và Australia và đã cướp sinh mạng của 5.567 người từ năm 1954 đến nay. Chất độc của chúng tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng, khiến nạn nhân chết ngay lập tức.
Mực nang Metasepia pfefferi có chiều dài chỉ 8 cm, màu sắc sặc sỡ và có khả năng thay đổi màu sắc để lấn trốn kẻ thù. Chúng ít tiếp xúc với con người nhưng mô cơ chứa độc tố rất mạnh, giống như độc tố của bạch tuộc xanh, có thể gây chết người. Chúng thường sống ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vùng biển ngoài khơi phía bắc Australia, miền nam New Guinea.
Nhiều người nghĩ cá heo không nguy hiểm bởi chúng từng cứu người. Trên thực tế, cá heo cũng là loài động vật có thể gây nguy hiểm cho con người, nhất là trẻ em. Năm 2002, cá heo tấn công một người bơi lội tại thị trấn Weymouth, Anh. Những người thích bơi lội thường tránh xa cá heo bởi vì khi có hứng thú tình dục, chúng sẽ trở nên hung dữ. Năm 1994, cá heo tấn công hai người đàn ông bơi cùng phụ nữ tại bờ biển San Paolo, Brazil và giết chết một người.
Cá mặt quỷ (Synanceia, còn có tên cá mang ếch, cá mao ếch) có bề ngoài to, xù xì và rất độc, được mệnh danh “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương. Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi các tia vây lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. Tuy nhiên, nếu được chế biến đúng cách, cá mặt quỷ là món ăn khoái khẩu với vị giòn, ngọt, giúp máu tuần hoàn tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Mực khổng lồ là loài lớn và nguy hiểm nhất trong số động vật không xương sống, chiều dài có thể lên tới 20 m, nặng khoảng 100 kg, thường bị nhầm với bạch tuộc. Nhưng bạch tuộc chỉ tấn công người khi cảm thấy bị đe họa, còn mực khổng lồ rất hung dữ, thường chủ động tấn công các động vật khác, người và tàu thuyền. Ngày 25/3/1941, một con tàu Anh chìm ở Đại Tây Dương, khoảng 10 người sống sót đang cố gắng bắt một tàu cứu đắm thì con mực khổng lồ đột ngột nổi lên mặt nước, giơ xúc tu như cánh tay túm lấy 2 người và lôi họ xuống đáy biển.
Cá mút đá (Myxinidae) có thân hình tròn và hàm răng sắc, thường sống ký sinh trên nhiều loài cá khác bằng cách cắm răng vào da và hút máu. Tuy nguồn gốc ở Đại Tây Dương nhưng chúng có thể sống ở nước ngọt. Chất nhờn trên cơ thể cá mút đá giống tơ tằm, có thể dùng làm quần áo. Gần đây, một số xác người được tìm thấy ở biển với khối lượng rất nhẹ, người ta cho rằng thủ phạm là cá mút đá.
Cá chình Moray (Anguilliformes) hay lươn biển (Morey eel) là một nhóm khoảng 200 loài thuộc họ Muraenidae, chủ yếu sống ở nước mặn, một số loài còn sống trong vùng nước ngọt và nước lợ. Chúng có thể dài đến 4m, hàm răng khỏe và sắc nhọn, chiều dài răng có thể đạt tới vài cm. Loài này khá nhút nhát, có xu hướng ẩn mình với con người hơn là tấn công. Thường thì lươn biển chỉ tấn công con người để tự vệ. Chúng có thị lực rất kém nên chỉ dùng bộ phận khứu giác để tìm mồi.
Họ cá nóc (Tetraodontiformes hay Plectognathi), là động vật có xương sống sở hữu chất độc đáng sợ thứ hai trên thế giới, sau ếch độc phi tiêu vàng. Chúng sinh sống chủ yếu ở những vùng biển quanh Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines và Mexico. Các cơ quan nội tạng của cá nóc đều chứa độc tố. Tuy nhiên, nếu chế biến đúng phương pháp, thịt cá nóc là một món đặc sản đối với du khách. Người ta phải chi tới 200 USD để thử món này.
Cá sư tử là một trong những loài có bề ngoài bắt mắt nhưng cực kỳ nguy hiểm. Chúng có nhiều tua dài với màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, da cam, nâu, đen hoặc trắng. Chúng sống ở những vùng biển nhiệt đới nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cá sư tử là loài động vật phát triển rất nhanh và có nọc độc.
Bạch tuộc nhẫn xanh là một loài bạch tuộc có những đốm màu xanh đen rất đẹp, giống như những chiếc nhẫn. Chúng sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia, và sở hữu loại nọc độc vô phương cứ chữa. Những người mà chúng cắn sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút. Lượng chất độc trên cơ thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26 người trong cùng một lúc.