Gỗ hóa ngọc hay còn gọi là gỗ hóa thạch là một trong những loại đá quý nổi tiếng và giá khủng. Chúng có nguồn gốc từ những rừng cây nguyên sinh. Sau tác động của một trận phun trào núi lửa, những thân gỗ bị chôn vùi trong nham thạch trong suốt hàng triệu năm và dần hóa thành ngọc.Những thân cây gỗ khi ấy sẽ được phủ lên nhiều loại khoáng vật từ quá trình phun trào núi lửa. Theo thời gian, những khoáng vật đó sẽ thẩm thấu vào từng thớ gỗ.Khi cấu trúc của gỗ bị phá vỡ dần dần, những sợi gỗ bị thay thế bởi các khoáng chất vô cơ khác như đá thạch anh, opal, canxedon…Theo các chuyên gia, những thân cây hóa ngọc này chủ yếu tồn tại từ thời Triassic và Jurassic (tức khoảng từ 100 triệu - 250 triệu năm trước).Về nguyên lý, một cây gỗ bình thường trở thành gỗ hóa ngọc sẽ cần phải trải qua quá trình tương tự như xương hóa thạch của động vật. Quá trình này được diễn ra liên tục trong thời gian dài và tùy theo các khoáng thể được thay thế mà tạo nên các loại gỗ hóa ngọc với tính chất và độ cứng khác nhau.Các nhà thần học phương Tây tin rằng, nguyên bản là khúc gỗ mục nát nhưng sau khi trải qua quá trình bị thạch anh hóa, chúng trở thành một loại đá quý.Vậy nên, hóa thạch gỗ có đặc điểm là có độ cứng cao (chỉ kém kim cương một bậc), tượng trưng cho sự trường thọ và vĩnh cửu.Cây hóa ngọc có nhiều màu sắc khác nhau bao gồm: màu xám, màu nâu, màu đỏ, cam vàng, đen. Quý hiếm nhất là cây hóa ngọc có màu xanh ngọc bích.Vào thời cổ đại, người dân Assyria, Babylon và La Mã cổ đại đã sử dụng gỗ hóa ngọc như đá mỹ nghệ. Về sau, gỗ hóa ngọc quý hiếm còn được chế tác làm chuỗi hạt, ngọc bội, đồ thủ công mỹ nghệ....Một nông dân sống ở làng Bibinsan, thị trấn Magway, tỉnh Magway ở Myanmar từng đào được cây gỗ hóa ngọc dài khoảng 30,5m, chu vi khoảng 6m. Theo ước tính, cây gỗ hóa ngọc này có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (khoảng hơn 600 tỷ đồng).Mời độc giả xem video: Chặt phá gỗ lim rừng ở huyện Tam Đảo. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Gỗ hóa ngọc hay còn gọi là gỗ hóa thạch là một trong những loại đá quý nổi tiếng và giá khủng. Chúng có nguồn gốc từ những rừng cây nguyên sinh. Sau tác động của một trận phun trào núi lửa, những thân gỗ bị chôn vùi trong nham thạch trong suốt hàng triệu năm và dần hóa thành ngọc.
Những thân cây gỗ khi ấy sẽ được phủ lên nhiều loại khoáng vật từ quá trình phun trào núi lửa. Theo thời gian, những khoáng vật đó sẽ thẩm thấu vào từng thớ gỗ.
Khi cấu trúc của gỗ bị phá vỡ dần dần, những sợi gỗ bị thay thế bởi các khoáng chất vô cơ khác như đá thạch anh, opal, canxedon…
Theo các chuyên gia, những thân cây hóa ngọc này chủ yếu tồn tại từ thời Triassic và Jurassic (tức khoảng từ 100 triệu - 250 triệu năm trước).
Về nguyên lý, một cây gỗ bình thường trở thành gỗ hóa ngọc sẽ cần phải trải qua quá trình tương tự như xương hóa thạch của động vật. Quá trình này được diễn ra liên tục trong thời gian dài và tùy theo các khoáng thể được thay thế mà tạo nên các loại gỗ hóa ngọc với tính chất và độ cứng khác nhau.
Các nhà thần học phương Tây tin rằng, nguyên bản là khúc gỗ mục nát nhưng sau khi trải qua quá trình bị thạch anh hóa, chúng trở thành một loại đá quý.
Vậy nên, hóa thạch gỗ có đặc điểm là có độ cứng cao (chỉ kém kim cương một bậc), tượng trưng cho sự trường thọ và vĩnh cửu.
Cây hóa ngọc có nhiều màu sắc khác nhau bao gồm: màu xám, màu nâu, màu đỏ, cam vàng, đen. Quý hiếm nhất là cây hóa ngọc có màu xanh ngọc bích.
Vào thời cổ đại, người dân Assyria, Babylon và La Mã cổ đại đã sử dụng gỗ hóa ngọc như đá mỹ nghệ. Về sau, gỗ hóa ngọc quý hiếm còn được chế tác làm chuỗi hạt, ngọc bội, đồ thủ công mỹ nghệ....
Một nông dân sống ở làng Bibinsan, thị trấn Magway, tỉnh Magway ở Myanmar từng đào được cây gỗ hóa ngọc dài khoảng 30,5m, chu vi khoảng 6m. Theo ước tính, cây gỗ hóa ngọc này có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (khoảng hơn 600 tỷ đồng).
Mời độc giả xem video: Chặt phá gỗ lim rừng ở huyện Tam Đảo. Nguồn: Tin Tức VTV24.