Theo bài công bố vừa đăng tải trên tạp chí khoa học the Astrophysical Journal, các nhà khoa học vừa ghi nhận được một sự kiện lỗ đen nuốt sao bất thường, ngay trong thời điểm mà hành vi " quái vật" của vật thể đang diễn ra.Nhà thiên văn học Suvi Gezari từ STScI cho biết các sự kiện như thế được coi là một "phòng thí nghiệm" của vũ trụ, là cửa sổ để tiếp cận với nguồn cấp dữ liệu theo thời gian thực về một lỗ đen siêu khối ẩn nấp ở trung tâm của một thiên hà.Đây mới là sự kiện lỗ đen nuốt sao thứ 5 được nhìn thấy và là một khoảnh khắc đặc biệt hiếm có. Phân tích dữ liệu quan sát của nhiều kính thiên văn vào một ngày bất thường tháng 3/2021 về một thiên hà cách chúng ta 250 triệu năm ánh sáng, các nhà khoa học nhận ra một ngôi sao đang có một ngày đặc biệt khủng khiếp.Ngày đó thuộc về 250 triệu năm về trước, do ánh sáng từ sự kiện cũng mất chừng đó thời gian để đến được các kính viễn vọng Trái Đất. Cụ thể, đó là giai đoạn ngôi sao đang bị xé ra dang dở bởi lực kéo cực mạnh từ lỗ đen quái vật ở trung tâm thiên hà, khi ngôi sao này lỡ đi gần miệng lỗ đen.Sau khi bị xé ngôi sao sẽ chảy thành dòng vật chất quay quanh lỗ đen một cách hỗn loạn. Các vật chất này va chạm vào nhau tạo ra nhiều bước sóng trong vài tuần hoặc vài tháng trước khi bị nuốt hoàn toàn.Toàn bộ quá trình của bữa ăn là cơ hội vàng để các nhà thiên văn quan sát lỗ đen, bởi bản thân lỗ đen tăm tối là thứ không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên quan sát đúng lúc nó đang bắt đầu xé sao và nắm bắt trọn vẹn quá trình là sự kiện ngàn năm có một.Theo Science Alert, dữ liệu từ 3 đài quan sát về vật thể mang tên AT2021ehb này cho thấy toàn bộ quá trình đã giải phóng ra tia X, tia cực tím, sóng vô tuyến, hào quang... trong suốt 430 ngày.Tất cả tiết lộ lỗ đen quái vật đang hoành hành phải có khối lượng gấp 10 triệu lần Mặt Trời và đang hoạt động.Điều bất thường ở sự kiện này là lỗ đen quái vật không "ợ hơi" - tức phát ra các luồng phản lực khi nuốt sao. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về điều đó cũng như nhiều điểm bất thường khác được sự kiến hiếm có hé lộLỗ đen là một thiên thể nổi tiếng hung hãn, nuốt chửng mọi thứ ở quá gần, bao gồm cả ánh sáng.Khi một ngôi sao xấu số lọt vào "thực đơn" của lỗ đen, các lực hấp dẫn cường độ cao sẽ phân mảnh chúng ra thành những sợi dài như sợi mì spaghetti. Sự kiện này được gọi là "sự hình thành spaghettification" hay chính thức hơn là sự gián đoạn thủy triều (TDE)."Bữa tiệc" của lỗ đen tạo ra các tín hiệu rõ ràng về ánh sáng, sóng vô tuyến và các sóng khác mà các nhà thiên văn có thể phát hiện như những vụ nổ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022.
Theo bài công bố vừa đăng tải trên tạp chí khoa học the Astrophysical Journal, các nhà khoa học vừa ghi nhận được một sự kiện lỗ đen nuốt sao bất thường, ngay trong thời điểm mà hành vi " quái vật" của vật thể đang diễn ra.
Nhà thiên văn học Suvi Gezari từ STScI cho biết các sự kiện như thế được coi là một "phòng thí nghiệm" của vũ trụ, là cửa sổ để tiếp cận với nguồn cấp dữ liệu theo thời gian thực về một lỗ đen siêu khối ẩn nấp ở trung tâm của một thiên hà.
Đây mới là sự kiện lỗ đen nuốt sao thứ 5 được nhìn thấy và là một khoảnh khắc đặc biệt hiếm có. Phân tích dữ liệu quan sát của nhiều kính thiên văn vào một ngày bất thường tháng 3/2021 về một thiên hà cách chúng ta 250 triệu năm ánh sáng, các nhà khoa học nhận ra một ngôi sao đang có một ngày đặc biệt khủng khiếp.
Ngày đó thuộc về 250 triệu năm về trước, do ánh sáng từ sự kiện cũng mất chừng đó thời gian để đến được các kính viễn vọng Trái Đất. Cụ thể, đó là giai đoạn ngôi sao đang bị xé ra dang dở bởi lực kéo cực mạnh từ lỗ đen quái vật ở trung tâm thiên hà, khi ngôi sao này lỡ đi gần miệng lỗ đen.
Sau khi bị xé ngôi sao sẽ chảy thành dòng vật chất quay quanh lỗ đen một cách hỗn loạn. Các vật chất này va chạm vào nhau tạo ra nhiều bước sóng trong vài tuần hoặc vài tháng trước khi bị nuốt hoàn toàn.
Toàn bộ quá trình của bữa ăn là cơ hội vàng để các nhà thiên văn quan sát lỗ đen, bởi bản thân lỗ đen tăm tối là thứ không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên quan sát đúng lúc nó đang bắt đầu xé sao và nắm bắt trọn vẹn quá trình là sự kiện ngàn năm có một.
Theo Science Alert, dữ liệu từ 3 đài quan sát về vật thể mang tên AT2021ehb này cho thấy toàn bộ quá trình đã giải phóng ra tia X, tia cực tím, sóng vô tuyến, hào quang... trong suốt 430 ngày.
Tất cả tiết lộ lỗ đen quái vật đang hoành hành phải có khối lượng gấp 10 triệu lần Mặt Trời và đang hoạt động.
Điều bất thường ở sự kiện này là lỗ đen quái vật không "ợ hơi" - tức phát ra các luồng phản lực khi nuốt sao. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về điều đó cũng như nhiều điểm bất thường khác được sự kiến hiếm có hé lộ
Lỗ đen là một thiên thể nổi tiếng hung hãn, nuốt chửng mọi thứ ở quá gần, bao gồm cả ánh sáng.
Khi một ngôi sao xấu số lọt vào "thực đơn" của lỗ đen, các lực hấp dẫn cường độ cao sẽ phân mảnh chúng ra thành những sợi dài như sợi mì spaghetti. Sự kiện này được gọi là "sự hình thành spaghettification" hay chính thức hơn là sự gián đoạn thủy triều (TDE).
"Bữa tiệc" của lỗ đen tạo ra các tín hiệu rõ ràng về ánh sáng, sóng vô tuyến và các sóng khác mà các nhà thiên văn có thể phát hiện như những vụ nổ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.
>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022.