Vết đen Mặt trời khổng lồ đã tăng gấp đôi kích thước chỉ trong 24 giờ và hiện đang hướng về Trái đất. Điều này có nghĩa là Mặt trời có thể bắn một đợt bức xạ dữ dội về phía hành tinh chúng ta.Vết đen mang tên AR3038 và đang phát triển lớn dần trong những ngày qua.Từ trường xung quanh nó có khả năng làm nổ các vết lóa Mặt Trời cấp M về Trái Đất, có thể gây ra sự cố mất sóng vô tuyến trong thời gian ngắn.Lóa Mặt Trời là những vụ nổ năng lượng đột ngột, thường xuất hiện từ vết đen. Sức mạnh của lóa Mặt Trời chia thành các cấp: A, B, C, M và mạnh nhất là cấp X. Vết đen càng lớn và phức tạp thì càng có khả năng cao tạo ra lóa Mặt Trời.Lóa cấp M có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến ở các cực Trái Đất.Đầu năm nay, một đợt bùng phát hoạt động của lóa cấp M đã gây ra cơn bão địa từ mạnh đến mức phá hỏng hàng chục vệ tinh Starlink của SpaceX.AR3038 đã gây ra các lóa cấp C hướng về phía Trái Đất. Chưa có lóa cấp M hay X nào từ vết đen nhưng vẫn có khả năng những lóa mạnh hơn sẽ xuất hiện trong tuần tới.Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian của NOAA (Mỹ) dự báo có 25% - 30% khả năng xuất hiện lóa cấp M trong 3 ngày tới, 5% - 10% khả năng xuất hiện lóa cấp X.Sự gia tăng hoạt động gần đây của Mặt trời là kết quả của việc nó tiến tới giai đoạn hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ 11 năm của Mặt trời – đạt hoạt động cao điểm vào năm 2024.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hoạt động của mặt trời hiện đang diễn ra tương tự như 11 năm trước, trong cùng một thời điểm trong chu kỳ cuối cùng.
Vết đen Mặt trời khổng lồ đã tăng gấp đôi kích thước chỉ trong 24 giờ và hiện đang hướng về Trái đất. Điều này có nghĩa là Mặt trời có thể bắn một đợt bức xạ dữ dội về phía hành tinh chúng ta.
Vết đen mang tên AR3038 và đang phát triển lớn dần trong những ngày qua.
Từ trường xung quanh nó có khả năng làm nổ các vết lóa Mặt Trời cấp M về Trái Đất, có thể gây ra sự cố mất sóng vô tuyến trong thời gian ngắn.
Lóa Mặt Trời là những vụ nổ năng lượng đột ngột, thường xuất hiện từ vết đen. Sức mạnh của lóa Mặt Trời chia thành các cấp: A, B, C, M và mạnh nhất là cấp X. Vết đen càng lớn và phức tạp thì càng có khả năng cao tạo ra lóa Mặt Trời.
Lóa cấp M có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến ở các cực Trái Đất.
Đầu năm nay, một đợt bùng phát hoạt động của lóa cấp M đã gây ra cơn bão địa từ mạnh đến mức phá hỏng hàng chục vệ tinh Starlink của SpaceX.
AR3038 đã gây ra các lóa cấp C hướng về phía Trái Đất. Chưa có lóa cấp M hay X nào từ vết đen nhưng vẫn có khả năng những lóa mạnh hơn sẽ xuất hiện trong tuần tới.
Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian của NOAA (Mỹ) dự báo có 25% - 30% khả năng xuất hiện lóa cấp M trong 3 ngày tới, 5% - 10% khả năng xuất hiện lóa cấp X.
Sự gia tăng hoạt động gần đây của Mặt trời là kết quả của việc nó tiến tới giai đoạn hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ 11 năm của Mặt trời – đạt hoạt động cao điểm vào năm 2024.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hoạt động của mặt trời hiện đang diễn ra tương tự như 11 năm trước, trong cùng một thời điểm trong chu kỳ cuối cùng.