Một nghiên cứu mới đây dẫn đầu bởi tiến sĩ Jonathan Wille từ Đại học Grenoble Alpes (Pháp) cho biết, hiện tượng sông khí quyển cũng dẫn tới nhiệt độ cực đoan, làm chảy bề mặt, tan rã băng trên biển gây bất ổn cho các thềm băng ở bán đảo Nam Cực.Theo nhóm nghiên cứu, sông khí quyển là cột hơi ẩm dài mang không khí ấm và hơi nước từ vùng nhiệt đới tới nơi khác trên Trái Đất, có thể gây mưa và tuyết rơi khi đổ bộ vào đất liền.Sau đó nó sẽ gây ra nhiệt độ cực cao so với nhiệt độ hiện tại của các vùng băng giá, làm tan chảy một cách khốc liệt bề mặt băng.Bằng cách sử dụng các thuật toán, mô hình khí hậu và dữ liệu quan sát vệ tinh để xác định, các nhà khoa học đã kết luận 60% các sự kiện các tảng băng vỡ ra khỏi thềm băng hoặc sông băng từ năm 2000 đến 2020 là do sông khí quyển gây ra.Các thềm băng có thể trở nên bất ổn theo nhiều cách. Đối với Larsen A, B và C, có bằng chứng gió phơn, không khí ấm khô thổi xuống triền núi sau khi không khí lạnh ẩm bốc lên ở mặt bên kia.Loại gió này gây ra thay đổi mạnh và đột ngột về nhiệt độ, khiến băng tan chảy ở Nam Cực. Nó cũng dẫn tới hiện tượng nứt vỡ thềm băng. Băng trên biển tan chảy cũng làm thềm băng tiếp xúc với nước biển dâng lên, do đó tình trạng bất ổn càng trầm trọng.Nếu khí hậu Trái Đất ấm hơn nữa gây nên các sông khí quyển dày đặc hơn và dữ dội hơn, thềm băng lớn nhất còn lại là Larsen C cũng có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.Nếu Larsen C sụp đổ, mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng cao, nhiều vùng đất hiện tại sẽ bị nhấn chìm.Các nhà khoa học vẫn chưa biết mối liên hệ giữa sông khí quyển và biến đổi khí hậu, nhưng sóng nhiệt gần đây ở Nam Cực mạnh đến mức nhiều chuyên gia bắt đầu đặt giả thuyết về vai trò của khủng hoảng khí hậu."Khi trở nên ấm hơn, khí quyển có thể chứa nhiều hơi ẩm hơn. Do sông khí quyển vận chuyển hơi ẩm, điều đó có nghĩa ngày càng nhiều hơi ẩm hơn sẽ được đưa tới Nam Cực", tiến sĩ Jonathan cho biết.Mặc dù tần suất xuất hiện của các sông khí quyển trong tương lai là không thể đoán trước, nhưng tiến sĩ Jonathan tin rằng ít nhất chúng sẽ trở nên dữ dội hơn và gây nhiều bất ổn hơn.Nghiên cứu này đã phát hiện sông khí quyển gây ra nhiều tác động khác nhau, gần như tất cả sự kiện nhiệt độ cực đoan xảy ra ở bán đảo Nam Cực cũng trùng với nơi có sông khí quyển.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Một nghiên cứu mới đây dẫn đầu bởi tiến sĩ Jonathan Wille từ Đại học Grenoble Alpes (Pháp) cho biết, hiện tượng sông khí quyển cũng dẫn tới nhiệt độ cực đoan, làm chảy bề mặt, tan rã băng trên biển gây bất ổn cho các thềm băng ở bán đảo Nam Cực.
Theo nhóm nghiên cứu, sông khí quyển là cột hơi ẩm dài mang không khí ấm và hơi nước từ vùng nhiệt đới tới nơi khác trên Trái Đất, có thể gây mưa và tuyết rơi khi đổ bộ vào đất liền.
Sau đó nó sẽ gây ra nhiệt độ cực cao so với nhiệt độ hiện tại của các vùng băng giá, làm tan chảy một cách khốc liệt bề mặt băng.
Bằng cách sử dụng các thuật toán, mô hình khí hậu và dữ liệu quan sát vệ tinh để xác định, các nhà khoa học đã kết luận 60% các sự kiện các tảng băng vỡ ra khỏi thềm băng hoặc sông băng từ năm 2000 đến 2020 là do sông khí quyển gây ra.
Các thềm băng có thể trở nên bất ổn theo nhiều cách. Đối với Larsen A, B và C, có bằng chứng gió phơn, không khí ấm khô thổi xuống triền núi sau khi không khí lạnh ẩm bốc lên ở mặt bên kia.
Loại gió này gây ra thay đổi mạnh và đột ngột về nhiệt độ, khiến băng tan chảy ở Nam Cực. Nó cũng dẫn tới hiện tượng nứt vỡ thềm băng. Băng trên biển tan chảy cũng làm thềm băng tiếp xúc với nước biển dâng lên, do đó tình trạng bất ổn càng trầm trọng.
Nếu khí hậu Trái Đất ấm hơn nữa gây nên các sông khí quyển dày đặc hơn và dữ dội hơn, thềm băng lớn nhất còn lại là Larsen C cũng có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Nếu Larsen C sụp đổ, mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng cao, nhiều vùng đất hiện tại sẽ bị nhấn chìm.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết mối liên hệ giữa sông khí quyển và biến đổi khí hậu, nhưng sóng nhiệt gần đây ở Nam Cực mạnh đến mức nhiều chuyên gia bắt đầu đặt giả thuyết về vai trò của khủng hoảng khí hậu.
"Khi trở nên ấm hơn, khí quyển có thể chứa nhiều hơi ẩm hơn. Do sông khí quyển vận chuyển hơi ẩm, điều đó có nghĩa ngày càng nhiều hơi ẩm hơn sẽ được đưa tới Nam Cực", tiến sĩ Jonathan cho biết.
Mặc dù tần suất xuất hiện của các sông khí quyển trong tương lai là không thể đoán trước, nhưng tiến sĩ Jonathan tin rằng ít nhất chúng sẽ trở nên dữ dội hơn và gây nhiều bất ổn hơn.
Nghiên cứu này đã phát hiện sông khí quyển gây ra nhiều tác động khác nhau, gần như tất cả sự kiện nhiệt độ cực đoan xảy ra ở bán đảo Nam Cực cũng trùng với nơi có sông khí quyển.