Chú voi bị giam cầm suốt 50 năm đó có tên là Gajraj, nay đã 63 tuổi, cả cuộc đời phải chịu giam cầm trong xiềng xích để xin tiền du khách tại một ngôi đền ở Satara, Ấn Độ. Thế nhưng bây giờ, vì đã tuổi cao sức yếu, nó bị vứt bỏ để chờ chết. Nhưng có lẽ đó sẽ là một cái chết cô độc và đau đớn.Hình ảnh đáng thương của Gajraj.Gajraj được đưa đến Aundh, Satara vào năm 1965, khi chỉ mới 12 tuổi. Nó phải vượt qua quãng đường dài 800km trong suốt một tháng rưỡi từ Ujjain, Madhya Pradesh để đến đây. Kể từ đó, nó phải đứng yên một chỗ, tại ngôi đền Yamai Devi này, suốt 51 năm qua.Vì bị xiềng xích quá lâu trên nền cứng và thiếu sự chăm sóc nên chân của nó đã bị áp xe nặng. Các móng chân mọc rất dài và bị rách, gãy. Để chân bớt đau đớn, nó chỉ biết dồn trọng lượng cơ thể lên chân này rồi lát sau lại chuyển sang chân kia.Thậm chí bây giờ nó còn không thể đi lại được nữa. Khu đất xung quanh nó rải đầy phân và nước tiểu, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Những món đồ ăn không phù hợp được du khách ném cho còn làm cho nó bị hỏng ruột, nhưng nó không hề được chăm sóc vì giờ đây nó đã hết giá trị lợi dụng, không thể kiếm tiền được nữa.Cặp ngà của Gajraj còn bị cưa đứt, với lý do là để giúp các quản tượng dễ điều khiển nó hơn. Nhưng ai cũng biết chúng sẽ được đem bán để làm thuốc hoặc để làm đồ trang trí với số tiền rất cao.Đáng lo ngại hơn, Gajraj còn bị tổn thương tinh thần rất nặng, thường xuyên lắc lư và rung giật phần đầu. Đó là hậu quả của nhiều năm phải sống trong sự cầm tù, ngược đãi và tách biệt khỏi cộng đồng. Những hình ảnh đáng thương của chú voi từng một thời được xem là cảnh tượng đáng xem nhất của ngôi đền, được quảng cáo là hiện thân của sự thanh bình và hạnh phúc, khiến người ta cảm thấy vô cùng đau lòng.Sau khi nhận được thông tin về chú voi đáng thương này, tạp chí The Sun đã quyết định giải cứu nó và đưa nó đến Trung tâm SOS Bảo tồn và Chăm sóc Voi Hoang dã ở thành phố Mathura. Hiện tại, trung tâm này đã kêu gọi chính quyền nơi đây áp dụng những thay đổi và những điều luật mới để cho các sinh vật hoang dã không còn trở thành nạn nhân của những đối xử tàn bạo và nguy cơ tuyệt chủng đang hiển hiện rõ trước mắt.
Chú voi bị giam cầm suốt 50 năm đó có tên là Gajraj, nay đã 63 tuổi, cả cuộc đời phải chịu giam cầm trong xiềng xích để xin tiền du khách tại một ngôi đền ở Satara, Ấn Độ. Thế nhưng bây giờ, vì đã tuổi cao sức yếu, nó bị vứt bỏ để chờ chết. Nhưng có lẽ đó sẽ là một cái chết cô độc và đau đớn.
Hình ảnh đáng thương của Gajraj.
Gajraj được đưa đến Aundh, Satara vào năm 1965, khi chỉ mới 12 tuổi. Nó phải vượt qua quãng đường dài 800km trong suốt một tháng rưỡi từ Ujjain, Madhya Pradesh để đến đây. Kể từ đó, nó phải đứng yên một chỗ, tại ngôi đền Yamai Devi này, suốt 51 năm qua.
Vì bị xiềng xích quá lâu trên nền cứng và thiếu sự chăm sóc nên chân của nó đã bị áp xe nặng. Các móng chân mọc rất dài và bị rách, gãy. Để chân bớt đau đớn, nó chỉ biết dồn trọng lượng cơ thể lên chân này rồi lát sau lại chuyển sang chân kia.
Thậm chí bây giờ nó còn không thể đi lại được nữa. Khu đất xung quanh nó rải đầy phân và nước tiểu, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Những món đồ ăn không phù hợp được du khách ném cho còn làm cho nó bị hỏng ruột, nhưng nó không hề được chăm sóc vì giờ đây nó đã hết giá trị lợi dụng, không thể kiếm tiền được nữa.
Cặp ngà của Gajraj còn bị cưa đứt, với lý do là để giúp các quản tượng dễ điều khiển nó hơn. Nhưng ai cũng biết chúng sẽ được đem bán để làm thuốc hoặc để làm đồ trang trí với số tiền rất cao.
Đáng lo ngại hơn, Gajraj còn bị tổn thương tinh thần rất nặng, thường xuyên lắc lư và rung giật phần đầu. Đó là hậu quả của nhiều năm phải sống trong sự cầm tù, ngược đãi và tách biệt khỏi cộng đồng. Những hình ảnh đáng thương của chú voi từng một thời được xem là cảnh tượng đáng xem nhất của ngôi đền, được quảng cáo là hiện thân của sự thanh bình và hạnh phúc, khiến người ta cảm thấy vô cùng đau lòng.
Sau khi nhận được thông tin về chú voi đáng thương này, tạp chí The Sun đã quyết định giải cứu nó và đưa nó đến Trung tâm SOS Bảo tồn và Chăm sóc Voi Hoang dã ở thành phố Mathura. Hiện tại, trung tâm này đã kêu gọi chính quyền nơi đây áp dụng những thay đổi và những điều luật mới để cho các sinh vật hoang dã không còn trở thành nạn nhân của những đối xử tàn bạo và nguy cơ tuyệt chủng đang hiển hiện rõ trước mắt.