Lần đầu tiên đến Đà Lạt, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên khi thấy bên nhiều con đường ở thành phố này trồng một loại cây trông giống dứa, nhưng có kích thước "siêu to khổng lồ".Đó chính là cây thùa, một loài cây có hoa thuộc họ Măng tây (Asparagaceae), có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ và miền Bắc của Nam Mỹ. Có hàng trăm loài thùa đã được ghi nhận. Theo một số nguồn, loài được trồng nhiều ở Đà Lạt có tên khoa học là Furcraea foetida.Đây là loài cây bụi, cao 1-3 mét, có các lá đơn thường xanh hình mũi kiếm, dài khoảng 1 mét, phiến lá rộng khoảng 5 cm, màu xanh lục và mọc so le, mép lá viền màu kem trắng, có gai.Khi được khoảng 10 năm tuổi, cây mới ra hoa lần đầu tiên. Hoa thùa nở thành chùm trên một trụ cao, khiến chiều cao tổng thể của cây tăng lên 3 lần, có thể đạt đến 10 mét.Đây chính là lần ra hoa duy nhất trong vòng đời của một cây thùa. Bởi sau khi ra hoa và tạo quả, cây bắt đầu héo rũ và chết.Từ đầu mùa hè đến nay, hàng trăm cây thùa ở Đà Lạt đã nở hoa đồng loạt, tạo nên một cảnh tượng thú vị, hiếm gặp.Cận cảnh một cành hoa thùa.Những bông hoa rụng xuống mặt đất.Một cây thùa ở Đà Lạt bắt đầu "chết đúng quy trình".Với loài cây độc đáo này, chết không phải là hết, vì chúng sẽ tạo ra chồi tự sinh ở gốc sau khi lụi tàn.Ngày nay, các loài thùa được trồng làm cảnh phổ biến khắp thế giới. Chịu được thời tiết khắc nghiệt, chúng đã phát triển thành các quần thể tự nhiên ở nhiều nơi.Ngoài làm cảnh, cây thùa còn được người Mexico dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu thùa, người Ấn Độ dùng làm món ăn Ram Kand Mool. Loài cây này cũng xuất hiện trong các bài thuốc Đông y của người Việt...Mời quý độc giả xem video: Phiêu lưu trong hoang dã. Nguồn: VTV2.
Lần đầu tiên đến Đà Lạt, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên khi thấy bên nhiều con đường ở thành phố này trồng một loại cây trông giống dứa, nhưng có kích thước "siêu to khổng lồ".
Đó chính là cây thùa, một loài cây có hoa thuộc họ Măng tây (Asparagaceae), có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ và miền Bắc của Nam Mỹ. Có hàng trăm loài thùa đã được ghi nhận. Theo một số nguồn, loài được trồng nhiều ở Đà Lạt có tên khoa học là Furcraea foetida.
Đây là loài cây bụi, cao 1-3 mét, có các lá đơn thường xanh hình mũi kiếm, dài khoảng 1 mét, phiến lá rộng khoảng 5 cm, màu xanh lục và mọc so le, mép lá viền màu kem trắng, có gai.
Khi được khoảng 10 năm tuổi, cây mới ra hoa lần đầu tiên. Hoa thùa nở thành chùm trên một trụ cao, khiến chiều cao tổng thể của cây tăng lên 3 lần, có thể đạt đến 10 mét.
Đây chính là lần ra hoa duy nhất trong vòng đời của một cây thùa. Bởi sau khi ra hoa và tạo quả, cây bắt đầu héo rũ và chết.
Từ đầu mùa hè đến nay, hàng trăm cây thùa ở Đà Lạt đã nở hoa đồng loạt, tạo nên một cảnh tượng thú vị, hiếm gặp.
Cận cảnh một cành hoa thùa.
Những bông hoa rụng xuống mặt đất.
Một cây thùa ở Đà Lạt bắt đầu "chết đúng quy trình".
Với loài cây độc đáo này, chết không phải là hết, vì chúng sẽ tạo ra chồi tự sinh ở gốc sau khi lụi tàn.
Ngày nay, các loài thùa được trồng làm cảnh phổ biến khắp thế giới. Chịu được thời tiết khắc nghiệt, chúng đã phát triển thành các quần thể tự nhiên ở nhiều nơi.
Ngoài làm cảnh, cây thùa còn được người Mexico dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu thùa, người Ấn Độ dùng làm món ăn Ram Kand Mool. Loài cây này cũng xuất hiện trong các bài thuốc Đông y của người Việt...
Mời quý độc giả xem video: Phiêu lưu trong hoang dã. Nguồn: VTV2.