Khi đang tiến hành khảo sát ngoài khơi bờ biển phía Đông của Đảo Nam, các nhà khoa học New Zealand đã phát hiện một con cá mập ma "baby", còn được gọi là "chimaera"."Những gì chúng ta biết là những con cá mập ma lớn dài 1,5 m và bề ngang 1 m. Vì vậy, việc tìm thấy con cá mập ma chỉ nằm trong lòng bàn tay của tôi là điều vô cùng thú vị", nhà khoa học Brit Finucci tại Viện nghiên cứu Nước và Khí quyển quốc gia New Zealand cho biết.Con cá mập ma mới sinh kể trên được phát hiện ở độ sâu 1.200 m. Nó có vây màu đen, da gần như trong suốt, đuôi màu trắng và đôi mắt màu đen vô cùng kỳ dị."Tôi nghĩ rằng nó thật tuyệt, khác biệt và hiếm gặp. Tôi đã chụp vài bức ảnh và chúng đang lan truyền trên mạng internet" - bà Finucci cho biết thêm.Chimaera hay còn gọi là cá mập ma, vốn là loài cá hiếm gặp có vây hình cánh. Loài này có họ hàng với cá mập và cá mú, nhưng cá mập ma tách khỏi chi này khoảng 300 triệu năm. Tổ tiên cuối cùng của chúng sống cách đây gần 400 triệu năm.Sở dĩ bị xếp vào loài sinh vật huyền bí nhất dưới đáy đại dương bởi các chuyên gia rất hiếm khi ghi hình được loài này. Chúng sống ở tầng rất sâu của đại dương ôn đới, khoảng 2.600 m dưới đáy biển. Số ít xuất hiện ở độ sâu nông hơn 200 m.Cá mập ma có hình dáng bên ngoài khá kỳ lạ với những chiếc vây hình cánh, phần đầu và mặt chứa nhiều tế bào giác quan giúp chúng dễ dàng cảm nhận chuyển động trong nước và định vị chính xác con mồi nhờ cảm biến đặc biệt trên mũi.Chúng có cơ thể thuôn dài mềm mại với cái đầu cồng kềnh và một lỗ mang. Loài này có thể phát triển chiều dài lên tới 1,5 m. Da của chúng mịn và trần trụi, không có vảy bong bóng. Để tự vệ, hầu hết những con cá mập ma đều có một gai độc ở phía trước vây lưng. Đây là cách để chúng "bay" qua nước.Một nhóm các chuyên gia đến từ trường Đại học Victoria Wellington, New Zealand còn phát hiện thấy đặc điểm kỳ lạ của sinh vật này. Đó là những con cá mập ma cái có khả năng lưu trữ tinh trùng của con đực để dùng dần.Cụ thể, con cái sở hữu tới 2 tử cung, 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng. Ngược lại, con đực lại sở hữu cơ quan sinh dục đặc biệt, có thể co rút lại trên trán. Ngoài ra, cơ quan sinh sản nằm trên đầu con đực có móc để vây con cái bám lại khi chúng thực hiện hành vi giao phối.Cũng theo kết quả nghiên cứu từ nhóm chuyên gia của trường Đại học Victoria Wellington, cá mập ma cái có thể đẻ con dễ dàng hơn mà không phải chịu đau đớn khi giao phối với con đực. Đặc biệt hơn, thời gian lưu giữ tinh trùng của con cái có thể kéo dài tới 3 năm.Không giống như tên gọi "đáng sợ" của mình, cá mập ma thường chỉ ăn những loài nhuyễn thể. Còn đối với những nhà nghiên cứu, đây vẫn là loài sinh vật khá bí ẩn.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Khi đang tiến hành khảo sát ngoài khơi bờ biển phía Đông của Đảo Nam, các nhà khoa học New Zealand đã phát hiện một con cá mập ma "baby", còn được gọi là "chimaera".
"Những gì chúng ta biết là những con cá mập ma lớn dài 1,5 m và bề ngang 1 m. Vì vậy, việc tìm thấy con cá mập ma chỉ nằm trong lòng bàn tay của tôi là điều vô cùng thú vị", nhà khoa học Brit Finucci tại Viện nghiên cứu Nước và Khí quyển quốc gia New Zealand cho biết.
Con cá mập ma mới sinh kể trên được phát hiện ở độ sâu 1.200 m. Nó có vây màu đen, da gần như trong suốt, đuôi màu trắng và đôi mắt màu đen vô cùng kỳ dị.
"Tôi nghĩ rằng nó thật tuyệt, khác biệt và hiếm gặp. Tôi đã chụp vài bức ảnh và chúng đang lan truyền trên mạng internet" - bà Finucci cho biết thêm.
Chimaera hay còn gọi là cá mập ma, vốn là loài cá hiếm gặp có vây hình cánh. Loài này có họ hàng với cá mập và cá mú, nhưng cá mập ma tách khỏi chi này khoảng 300 triệu năm. Tổ tiên cuối cùng của chúng sống cách đây gần 400 triệu năm.
Sở dĩ bị xếp vào loài sinh vật huyền bí nhất dưới đáy đại dương bởi các chuyên gia rất hiếm khi ghi hình được loài này. Chúng sống ở tầng rất sâu của đại dương ôn đới, khoảng 2.600 m dưới đáy biển. Số ít xuất hiện ở độ sâu nông hơn 200 m.
Cá mập ma có hình dáng bên ngoài khá kỳ lạ với những chiếc vây hình cánh, phần đầu và mặt chứa nhiều tế bào giác quan giúp chúng dễ dàng cảm nhận chuyển động trong nước và định vị chính xác con mồi nhờ cảm biến đặc biệt trên mũi.
Chúng có cơ thể thuôn dài mềm mại với cái đầu cồng kềnh và một lỗ mang. Loài này có thể phát triển chiều dài lên tới 1,5 m. Da của chúng mịn và trần trụi, không có vảy bong bóng. Để tự vệ, hầu hết những con cá mập ma đều có một gai độc ở phía trước vây lưng. Đây là cách để chúng "bay" qua nước.
Một nhóm các chuyên gia đến từ trường Đại học Victoria Wellington, New Zealand còn phát hiện thấy đặc điểm kỳ lạ của sinh vật này. Đó là những con cá mập ma cái có khả năng lưu trữ tinh trùng của con đực để dùng dần.
Cụ thể, con cái sở hữu tới 2 tử cung, 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng. Ngược lại, con đực lại sở hữu cơ quan sinh dục đặc biệt, có thể co rút lại trên trán. Ngoài ra, cơ quan sinh sản nằm trên đầu con đực có móc để vây con cái bám lại khi chúng thực hiện hành vi giao phối.
Cũng theo kết quả nghiên cứu từ nhóm chuyên gia của trường Đại học Victoria Wellington, cá mập ma cái có thể đẻ con dễ dàng hơn mà không phải chịu đau đớn khi giao phối với con đực. Đặc biệt hơn, thời gian lưu giữ tinh trùng của con cái có thể kéo dài tới 3 năm.
Không giống như tên gọi "đáng sợ" của mình, cá mập ma thường chỉ ăn những loài nhuyễn thể. Còn đối với những nhà nghiên cứu, đây vẫn là loài sinh vật khá bí ẩn.