Những sinh vật cổ đại đang xuất hiện ngày một nhiều khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy.Dưới tác động của biến đổi khí hậu khiến Trái Đất nóng lên, trong vài năm trở lại đây, các nhà khảo cổ học đã liên tục tìm kiếm được xác ướp còn nguyên vẹn của các loài động vật đã biến mất từ lâu như Tê giác lông mượt, sói khổng lồ tiền sử.Thậm chí, các nhà khoa học còn tìm kiếm được các loại vi khuẩn 750.000 năm tuổi.Tuy nhiên, không phải tất cả những thứ được khai quật từ dưới băng đá đều ở trạng thái chết vĩnh viễn. Những mảng rêu từng tồn tại hàng thế kỷ trước có thể sống lại trong môi trường phòng thí nghiệm.Thậm chí, những con giun tròn nhỏ bé đã có thể hồi sinh sau khi bị chôn vùi 42.000 năm dưới lớp băng vĩnh cửu.Nhờ các kỹ thuật đo lường và các phương pháp mới để giữ cho các mẫu lõi băng của họ được khử trùng, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về những gì chính xác nằm trong băng vĩnh cửu.Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một chủng virus cổ đại trong tình trạng bị đông lạnh suốt 48.000 năm trong lớp đất của một hồ ngầm, được bao phủ bởi băng vĩnh cửu ở hoang mạc lạnh giá Siberia của Nga.Các nhà nghiên cứu đã đem xác virus cổ đại này về phòng thí nghiệm và thử hồi sinh nó. Thật kinh ngạc, các thây ma bé nhỏ này không những sống lại mà nhanh chóng hoạt động y như chưa từng trải qua hàng chục ngàn năm trong mộ băng.Các nhà khoa học cho rằng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên do biến đổi khí hậu, nhiều khả năng virus và vi khuẩn trong sông băng và băng vĩnh cửu có thể tái sinh và lây nhiễm cho động vật hoang dã địa phương.Vào năm 2016, một đợt bùng phát bệnh than ở miền Bắc Siberia (Nga) đã làm một trẻ em thiệt mạng và lây nhiễm bệnh cho ít nhất 7 người khác.Nguyên nhân của đợt bùng phát được cho là do một đợt nắng nóng làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu và người bệnh đã tiếp xúc với xác một con tuần lộc bị nhiễm bệnh. Trước đó, đợt bùng phát bệnh than cuối cùng trong khu vực là vào năm 1941.Băng tan cũng đã tạo ra một số lo ngại về tác động của các loài virus cổ đại khi chúng được hồi sinh. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa thực sự kết thúc, những lo ngại là hoàn toàn có cơ sở, khi các virus cổ đại có thể mang tới một đại dịch chết người cho thế giới.>>>Xem thêm video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục (Nguồn: VTV24).
Những sinh vật cổ đại đang xuất hiện ngày một nhiều khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu khiến Trái Đất nóng lên, trong vài năm trở lại đây, các nhà khảo cổ học đã liên tục tìm kiếm được xác ướp còn nguyên vẹn của các loài động vật đã biến mất từ lâu như Tê giác lông mượt, sói khổng lồ tiền sử.
Thậm chí, các nhà khoa học còn tìm kiếm được các loại vi khuẩn 750.000 năm tuổi.
Tuy nhiên, không phải tất cả những thứ được khai quật từ dưới băng đá đều ở trạng thái chết vĩnh viễn. Những mảng rêu từng tồn tại hàng thế kỷ trước có thể sống lại trong môi trường phòng thí nghiệm.
Thậm chí, những con giun tròn nhỏ bé đã có thể hồi sinh sau khi bị chôn vùi 42.000 năm dưới lớp băng vĩnh cửu.
Nhờ các kỹ thuật đo lường và các phương pháp mới để giữ cho các mẫu lõi băng của họ được khử trùng, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về những gì chính xác nằm trong băng vĩnh cửu.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một chủng virus cổ đại trong tình trạng bị đông lạnh suốt 48.000 năm trong lớp đất của một hồ ngầm, được bao phủ bởi băng vĩnh cửu ở hoang mạc lạnh giá Siberia của Nga.
Các nhà nghiên cứu đã đem xác virus cổ đại này về phòng thí nghiệm và thử hồi sinh nó. Thật kinh ngạc, các thây ma bé nhỏ này không những sống lại mà nhanh chóng hoạt động y như chưa từng trải qua hàng chục ngàn năm trong mộ băng.
Các nhà khoa học cho rằng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên do biến đổi khí hậu, nhiều khả năng virus và vi khuẩn trong sông băng và băng vĩnh cửu có thể tái sinh và lây nhiễm cho động vật hoang dã địa phương.
Vào năm 2016, một đợt bùng phát bệnh than ở miền Bắc Siberia (Nga) đã làm một trẻ em thiệt mạng và lây nhiễm bệnh cho ít nhất 7 người khác.
Nguyên nhân của đợt bùng phát được cho là do một đợt nắng nóng làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu và người bệnh đã tiếp xúc với xác một con tuần lộc bị nhiễm bệnh. Trước đó, đợt bùng phát bệnh than cuối cùng trong khu vực là vào năm 1941.
Băng tan cũng đã tạo ra một số lo ngại về tác động của các loài virus cổ đại khi chúng được hồi sinh. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa thực sự kết thúc, những lo ngại là hoàn toàn có cơ sở, khi các virus cổ đại có thể mang tới một đại dịch chết người cho thế giới.