Tháng 10, nhiều người yêu thiên văn ở Việt Nam cũng như trên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện tượng kỳ thú, trong đó có trận mưa sao băng Orionid. Mưa sao băng Orionid được đặt tên theo vị trí xuất hiện của nó khi mặt trăng gần chòm sao Orion.Hiện tượng này vốn là tàn dư của Sao chổi Halley. Khi Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời và đi ngang qua những đám bụi do Sao chổi Halley để lại, những mảnh vụn thiên thạch này sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng.Mỗi năm, quỹ đạo của Trái Đất giao với quỹ đạo của Sao chổi Halley khoảng 2 lần. Một lần vào tháng 5 tạo ra trận mưa sao băng Eta Aquarid và một lần vào tháng 10 tạo ra mưa sao băng Orionids.Trận mưa sao băng đẹp nhất tháng 10 diễn ra hàng năm bắt đầu xuất hiện từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, nhưng đạt cực đại vào đêm ngày 21/10, rạng sáng ngày 22/10.Vào thời điểm cực đại, bạn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng với 20 vệt mỗi giờ.Năm nay thời điểm mưa sao băng không trùng với ngày trăng tròn, do đó việc quan sát sẽ không bị cản trở.Để quan sát hiện tượng mưa sao băng trọn vẹn nhất, bạn nên tới các khu vực rộng thoáng, cách xa ánh đèn điện hay các tòa nhà cao tầng.Hãy cho mắt khoảng 20-30 phút để quen với bóng đêm, bằng cách không nhìn vào điện thoại, để có thể dễ dàng quan sát mưa sao băng hơn.Bạn có thể ngắm nhìn mưa sao băng Orionids bằng mắt thường mà không cần tới sự trợ giúp của các dụng cụ thiên văn.Ngoài ra, trong tháng 10 này người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng sự kiện kỳ thú khác vào đúng lễ hội Halloween.Hiện tượng này diễn ra cùng thời điểm trăng tròn vào ngày 31/10, và phải đến gần hai thập kỷ, khoảng năm 2039 mới diễn ra lần tiếp theo.Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ | THDT
Tháng 10, nhiều người yêu thiên văn ở Việt Nam cũng như trên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện tượng kỳ thú, trong đó có trận mưa sao băng Orionid.
Mưa sao băng Orionid được đặt tên theo vị trí xuất hiện của nó khi mặt trăng gần chòm sao Orion.
Hiện tượng này vốn là tàn dư của Sao chổi Halley. Khi Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời và đi ngang qua những đám bụi do Sao chổi Halley để lại, những mảnh vụn thiên thạch này sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy tạo thành các vệt sáng mà ta gọi là sao băng.
Mỗi năm, quỹ đạo của Trái Đất giao với quỹ đạo của Sao chổi Halley khoảng 2 lần. Một lần vào tháng 5 tạo ra trận mưa sao băng Eta Aquarid và một lần vào tháng 10 tạo ra mưa sao băng Orionids.
Trận mưa sao băng đẹp nhất tháng 10 diễn ra hàng năm bắt đầu xuất hiện từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, nhưng đạt cực đại vào đêm ngày 21/10, rạng sáng ngày 22/10.
Vào thời điểm cực đại, bạn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng với 20 vệt mỗi giờ.
Năm nay thời điểm mưa sao băng không trùng với ngày trăng tròn, do đó việc quan sát sẽ không bị cản trở.
Để quan sát hiện tượng mưa sao băng trọn vẹn nhất, bạn nên tới các khu vực rộng thoáng, cách xa ánh đèn điện hay các tòa nhà cao tầng.
Hãy cho mắt khoảng 20-30 phút để quen với bóng đêm, bằng cách không nhìn vào điện thoại, để có thể dễ dàng quan sát mưa sao băng hơn.
Bạn có thể ngắm nhìn mưa sao băng Orionids bằng mắt thường mà không cần tới sự trợ giúp của các dụng cụ thiên văn.
Ngoài ra, trong tháng 10 này người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng sự kiện kỳ thú khác vào đúng lễ hội Halloween.
Hiện tượng này diễn ra cùng thời điểm trăng tròn vào ngày 31/10, và phải đến gần hai thập kỷ, khoảng năm 2039 mới diễn ra lần tiếp theo.
Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ | THDT