Trong tháng 6 này, người yêu thiên văn có cơ hội được chứng kiến đến 6 hiện tượng thiên văn siêu độc đáo, trong đó có hiện tượng nguyệt thực nửa tối khiến Mặt trăng chuyển màu đỏ nhạt .Cụ thể, đêm thứ Sáu, rạng sáng thứ Bảy tuần này (ngày 6/6) sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Khác với nguyệt thực một phần hoặc toàn phần, trong nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng chỉ đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất - khu vực vẫn nhận được một phần đáng kể ánh sáng Mặt Trời.Do đó Mặt Trăng không tối hẳn lại và trở nên đỏ thẫm như nguyệt thực một phần hoặc toàn phần mà chỉ tối lại đôi chút và xuất hiện sắc đỏ nhạt. Hiện tượng nguyệt thực nửa tối lần này sẽ quan sát được ở châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Úc và Ấn Độ Dương, trong đó có Việt Nam.Tại những khu vực quá ô nhiễm hoặc có một lớp mây mỏng che phủ, ngay cả khi nhìn thấy Mặt Trăng bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, nếu thời tiết đủ lý tưởng như không bị mây che và không khí không quá ô nhiễm, bạn vẫn sẽ thấy đây là một hiện tượng thú vị để theo dõi.Người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 00h45’ rạng sáng 6/6, đạt cực đại lúc 2h24’ và kết thúc lúc 4h04’.Điều đặc biệt là, lần nguyệt thực nửa tối này trùng với kỳ trăng tròn có tên Trăng Dâu tây, hay còn được biết đến là Trăng Hoa hồng (Full Rose Moon) hay Trăng Mật ong (Full Honey Moon).Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng nằm ở vị trí đối diện Mặt Trời, nếu nhìn từ Trái Đất, phần hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ.Hiện tượng này diễn ra lúc 2h12 (giờ Việt Nam) và người dân hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường.Ngoài ra trong tháng 6 này, ngày 21/6, người mê thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhật thực hình khuyên (nhật thực một phần) rất hiếm gặp ở Việt Nam. Điều này xảy ra khi xảy ra khi Mặt trăng ở quá xa Trái Đất nên không thể hoàn toàn che kín Mặt Trời, dẫn tới sự xuất hiện của một vòng tròn ánh sáng bao xung quanh Mặt Trăng giống như hình khuyên.Ở Việt Nam, khu vực Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần bằng kính lọc chuyên dụng từ 13h16’-16h18’; tại TPHCM có thể quan sát từ 13h37’-16h18’; tại Đà Nẵng có thể quan sát từ 13h30’ đến 16h22’.Năm 2020: Chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực tại Việt Nam. | THVL Tổng Hợp. Nguồn: Youtube
Trong tháng 6 này, người yêu thiên văn có cơ hội được chứng kiến đến 6 hiện tượng thiên văn siêu độc đáo, trong đó có hiện tượng nguyệt thực nửa tối khiến Mặt trăng chuyển màu đỏ nhạt .
Cụ thể, đêm thứ Sáu, rạng sáng thứ Bảy tuần này (ngày 6/6) sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Khác với nguyệt thực một phần hoặc toàn phần, trong nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng chỉ đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất - khu vực vẫn nhận được một phần đáng kể ánh sáng Mặt Trời.
Do đó Mặt Trăng không tối hẳn lại và trở nên đỏ thẫm như nguyệt thực một phần hoặc toàn phần mà chỉ tối lại đôi chút và xuất hiện sắc đỏ nhạt. Hiện tượng nguyệt thực nửa tối lần này sẽ quan sát được ở châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Úc và Ấn Độ Dương, trong đó có Việt Nam.
Tại những khu vực quá ô nhiễm hoặc có một lớp mây mỏng che phủ, ngay cả khi nhìn thấy Mặt Trăng bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, nếu thời tiết đủ lý tưởng như không bị mây che và không khí không quá ô nhiễm, bạn vẫn sẽ thấy đây là một hiện tượng thú vị để theo dõi.
Người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 00h45’ rạng sáng 6/6, đạt cực đại lúc 2h24’ và kết thúc lúc 4h04’.
Điều đặc biệt là, lần nguyệt thực nửa tối này trùng với kỳ trăng tròn có tên Trăng Dâu tây, hay còn được biết đến là Trăng Hoa hồng (Full Rose Moon) hay Trăng Mật ong (Full Honey Moon).
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng nằm ở vị trí đối diện Mặt Trời, nếu nhìn từ Trái Đất, phần hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ.
Hiện tượng này diễn ra lúc 2h12 (giờ Việt Nam) và người dân hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường.
Ngoài ra trong tháng 6 này, ngày 21/6, người mê thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhật thực hình khuyên (nhật thực một phần) rất hiếm gặp ở Việt Nam. Điều này xảy ra khi xảy ra khi Mặt trăng ở quá xa Trái Đất nên không thể hoàn toàn che kín Mặt Trời, dẫn tới sự xuất hiện của một vòng tròn ánh sáng bao xung quanh Mặt Trăng giống như hình khuyên.
Ở Việt Nam, khu vực Hà Nội có thể quan sát nhật thực một phần bằng kính lọc chuyên dụng từ 13h16’-16h18’; tại TPHCM có thể quan sát từ 13h37’-16h18’; tại Đà Nẵng có thể quan sát từ 13h30’ đến 16h22’.
Năm 2020: Chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực tại Việt Nam. | THVL Tổng Hợp. Nguồn: Youtube