Khi một con rắn hổ mang hay một loài rắn độc bị chặt đầu, chúng ta không nên dùng tay không cầm vào phần đầu rắn. "Vì rắn là loài nổi tiếng với khả năng duy trì phản xạ sau khi chết", theo Steven Beaupré, giáo sư sinh học tại Đại học Arkansas (Mỹ).Giáo sư Beaupré còn chia sẻ trên tờ Live Science rằng, cắn là một trong những phản xạ của các loài rắn độc như hổ mang hay rắn đuôi chuông, sau khi chúng bị chặt đầu (từ vài phút đến vài giờ).Phản xạ cắn ở rắn độc mạnh hơn một số loài ăn thịt khác vì chúng sử dụng nhát cắn theo cách khác biệt. Ví dụ: hổ giết con mồi bằng cách cắn nhiều lần vào con mồi rồi giữ chặt. Nhưng với rắn độc, chúng chỉ dùng một nhát cắn trong thời gian rất nhanh."Rắn độc bị chặt đầu không đồng nghĩa với việc các dây thần kinh của chúng ngừng hoạt động. Phần đầu rắn sẽ tiếp tục tấn công về phía có mối đe dọa", giáo sư Beaupré giải thích.Theo vị giáo sư sinh học, những chuyển động và phản xạ kỳ lạ sau khi chết này là do các ion (hạt mang điện tích), vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh của con rắn độc vài giờ sau khi nó bị chặt đầu.Khi dây thần kinh của rắn độc được kích thích, các đường vận chuyển trong dây thần kinh sẽ mở ra để các ion đi qua. Điều này tạo ra xung điện khiến các phần cơ thực hiện hành động phản xạ như cắn hay ngọ nguậy, theo giáo sư Beaupré.Theo David Penning, phó giáo sư sinh học tại Đại học Missouri (Mỹ), loài rắn nói chung và rắn độc nói riêng là các sinh vật máu lạnh, nghĩa là chúng nhận nhiệt từ các nguồn bên ngoài như ánh nắng mặt trời và các bề mặt có nhiệt độ cao.Phó giáo sư Penning cho biết: "Vì rắn không cần duy trì nhiệt độ cơ thể bên trong nên chúng không cần nhiều năng lượng như các loài máu nóng".Nếu động vật có vú bị mất đầu, chúng sẽ chết ngay lập tức. Nhưng rắn và một số sinh vật khác (không cần nhiều oxy để cung cấp năng lượng cho não) nếu bị chặt đầu, phần đầu của chúng vẫn có thể sống từ vài phút tới vài giờ, theo ông Penning.Con rắn có thể không tự nhận thức được rằng nó không còn phần thân nữa. Thay vào đó, nó có thể chỉ cảm thấy đau đớn do vết chặt và sau đó cố tự vệ theo bản năng, vị phó giáo sư sinh học tại Đại học Missouri cho hay.Trên thực tế, đã có không ít trường hợp rắn độc sau bị chặt đứt đầu vẫn cắn chết người, nhất là với những ai chủ quan chạm vào đầu rắn vì tưởng rằng con vật đã chết. Chẳng hạn như vào năm 2018, một đầu bếp họ Bàng sống tại thành phố Phật Sơn (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã chặt đầu một con rắn hổ mang Đông Dương để chế biến món ăn.Trong lúc cầm chiếc đầu để bỏ vào thùng rác, Bàng bất ngờ bị đầu rắn cắn trúng tay. Chủ quan vì nghĩ rằng con rắn đã chết nên vết cắn không nguy hiểm, Bàng không đến bệnh viện nên đã tử vong không lâu sau đó. Được biết, con rắn đã bị chặt đầu từ trước đó 20 phút.>>>Xem thêm video: Lời nguyền chưa lời giải ở nơi 1 mét vuông gặp 5 con rắn độc. Nguồn: Kienthucnet.
Khi một con rắn hổ mang hay một loài rắn độc bị chặt đầu, chúng ta không nên dùng tay không cầm vào phần đầu rắn. "Vì rắn là loài nổi tiếng với khả năng duy trì phản xạ sau khi chết", theo Steven Beaupré, giáo sư sinh học tại Đại học Arkansas (Mỹ).
Giáo sư Beaupré còn chia sẻ trên tờ Live Science rằng, cắn là một trong những phản xạ của các loài rắn độc như hổ mang hay rắn đuôi chuông, sau khi chúng bị chặt đầu (từ vài phút đến vài giờ).
Phản xạ cắn ở rắn độc mạnh hơn một số loài ăn thịt khác vì chúng sử dụng nhát cắn theo cách khác biệt. Ví dụ: hổ giết con mồi bằng cách cắn nhiều lần vào con mồi rồi giữ chặt. Nhưng với rắn độc, chúng chỉ dùng một nhát cắn trong thời gian rất nhanh.
"Rắn độc bị chặt đầu không đồng nghĩa với việc các dây thần kinh của chúng ngừng hoạt động. Phần đầu rắn sẽ tiếp tục tấn công về phía có mối đe dọa", giáo sư Beaupré giải thích.
Theo vị giáo sư sinh học, những chuyển động và phản xạ kỳ lạ sau khi chết này là do các ion (hạt mang điện tích), vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh của con rắn độc vài giờ sau khi nó bị chặt đầu.
Khi dây thần kinh của rắn độc được kích thích, các đường vận chuyển trong dây thần kinh sẽ mở ra để các ion đi qua. Điều này tạo ra xung điện khiến các phần cơ thực hiện hành động phản xạ như cắn hay ngọ nguậy, theo giáo sư Beaupré.
Theo David Penning, phó giáo sư sinh học tại Đại học Missouri (Mỹ), loài rắn nói chung và rắn độc nói riêng là các sinh vật máu lạnh, nghĩa là chúng nhận nhiệt từ các nguồn bên ngoài như ánh nắng mặt trời và các bề mặt có nhiệt độ cao.
Phó giáo sư Penning cho biết: "Vì rắn không cần duy trì nhiệt độ cơ thể bên trong nên chúng không cần nhiều năng lượng như các loài máu nóng".
Nếu động vật có vú bị mất đầu, chúng sẽ chết ngay lập tức. Nhưng rắn và một số sinh vật khác (không cần nhiều oxy để cung cấp năng lượng cho não) nếu bị chặt đầu, phần đầu của chúng vẫn có thể sống từ vài phút tới vài giờ, theo ông Penning.
Con rắn có thể không tự nhận thức được rằng nó không còn phần thân nữa. Thay vào đó, nó có thể chỉ cảm thấy đau đớn do vết chặt và sau đó cố tự vệ theo bản năng, vị phó giáo sư sinh học tại Đại học Missouri cho hay.
Trên thực tế, đã có không ít trường hợp rắn độc sau bị chặt đứt đầu vẫn cắn chết người, nhất là với những ai chủ quan chạm vào đầu rắn vì tưởng rằng con vật đã chết. Chẳng hạn như vào năm 2018, một đầu bếp họ Bàng sống tại thành phố Phật Sơn (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã chặt đầu một con rắn hổ mang Đông Dương để chế biến món ăn.
Trong lúc cầm chiếc đầu để bỏ vào thùng rác, Bàng bất ngờ bị đầu rắn cắn trúng tay. Chủ quan vì nghĩ rằng con rắn đã chết nên vết cắn không nguy hiểm, Bàng không đến bệnh viện nên đã tử vong không lâu sau đó. Được biết, con rắn đã bị chặt đầu từ trước đó 20 phút.
>>>Xem thêm video: Lời nguyền chưa lời giải ở nơi 1 mét vuông gặp 5 con rắn độc. Nguồn: Kienthucnet.