Vào sáng 30/9, app PC-Covid được đưa lên hai kho ứng dụng App Store và Google Play. Ứng dụng được trang bị 9 tính năng chính: Thẻ Covid-19; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm; Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Truy vết tiếp xúc gần, Bản đồ nguy cơ và Phản ánh. Ảnh: Vietnam+.Các tính năng trên của PC-Covid được tổng hợp từ loạt ứng dụng phòng chống dịch trước đó, như Bluezone, VHD, VNeID, Sổ sức khỏe điện tử... Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian tới, ứng dụng sẽ được phát triển thêm các tính năng khác để thuận tiện cho người dân và phù hợp với chiến lược phòng chống dịch theo từng giai đoạn. Ảnh: Vietnam+.Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia cho biết PC-Covid sẽ thay thế toàn bộ các ứng dụng trên. Sau khi cài và đăng nhập, dữ liệu từ các ứng dụng cũ sẽ hiển thị trên PC-Covid, không đòi hỏi người dùng khai báo lại từ đầu. Sau khi PC-Covid đi vào hoạt động, một số ứng dụng về phòng chống dịch của một số địa phương đã triển khai tiếp tục hoạt động. Ảnh: VOV.Lý giải điều này, Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia cho hay một số địa phương làm ứng dụng riêng từ trước đó phục vụ công tác quản lý địa bàn và tích hợp các tính năng phòng chống dịch nên vẫn mang lại những giá trị nhất định cho người dùng và doanh nghiệp tại địa phương đó. Một số app đã giải quyết được những bài toán đặc thù của địa phương. Ảnh: Dân Việt."Đơn cử như tại Huế có ứng dụng Huế-S cũng đang hoạt động rất hiệu quả, được người dân tin tưởng và tải về dùng rất nhiều. Thông tin người dân phản ánh lên ứng dụng cũng được cơ quan chức năng ở Huế xử lý rất kịp thời", đại diện Trung tâm công nghệ phòng chống dịch COVID-19 cho hay. Ảnh: thesaigontimes.Vị đại diện này cho biết thêm rằng, để phục vụ phòng chống dịch, khi có chủ trương từ Bộ Thông tin và Truyền thông thì các app địa phương đã sẵn sàng kết nối, liên thông thông tin. App địa phương cũng dùng mã QR của hệ thống chống dịch quốc gia. Các app địa phương dù có thể có một số tính năng trùng với PC-Covid nhưng sẽ đóng vai trò như là một cánh tay nối dài cho ứng dụng chống dịch thống nhất của cả nước. Ảnh: Lao động.Không chỉ Huế, một số tỉnh thành khác như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... cũng đã xây dựng ứng dụng riêng phục vụ công tác phòng chống dịch. Ảnh: Lao động.PC-Covid cũng không thay thế một số app chuyên ngành như sổ Sức khỏe điện tử, VssID… Lý do sổ sức khỏe điện tử được xác định sẽ thay thế sổ khám sức khỏe giấy, theo mỗi cá nhân cả đời, phục vụ công tác khám chữa bệnh đa dạng, chứ không riêng mỗi chuyện tiêm phòng COVID-19. Ảnh: Lao động.Trong khi đó app VssID cũng có nghiệp vụ riêng của bên Bảo hiểm xã hội. Với những app này thì các bên sẽ liên thông cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác phòng chống dịch theo từng nội dung sẽ liên kết với app PC-Covid. Ảnh: Zing.Vì vậy, các app chuyên ngành hoặc một số app có phần tính năng liên quan đến phòng chống dịch thì người dùng căn cứ trên nhu cầu của bản thân để cài đặt và sử dụng. Ảnh: Zing. Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.
Vào sáng 30/9, app PC-Covid được đưa lên hai kho ứng dụng App Store và Google Play. Ứng dụng được trang bị 9 tính năng chính: Thẻ Covid-19; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm; Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Truy vết tiếp xúc gần, Bản đồ nguy cơ và Phản ánh. Ảnh: Vietnam+.
Các tính năng trên của PC-Covid được tổng hợp từ loạt ứng dụng phòng chống dịch trước đó, như Bluezone, VHD, VNeID, Sổ sức khỏe điện tử... Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian tới, ứng dụng sẽ được phát triển thêm các tính năng khác để thuận tiện cho người dân và phù hợp với chiến lược phòng chống dịch theo từng giai đoạn. Ảnh: Vietnam+.
Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia cho biết PC-Covid sẽ thay thế toàn bộ các ứng dụng trên. Sau khi cài và đăng nhập, dữ liệu từ các ứng dụng cũ sẽ hiển thị trên PC-Covid, không đòi hỏi người dùng khai báo lại từ đầu. Sau khi PC-Covid đi vào hoạt động, một số ứng dụng về phòng chống dịch của một số địa phương đã triển khai tiếp tục hoạt động. Ảnh: VOV.
Lý giải điều này, Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia cho hay một số địa phương làm ứng dụng riêng từ trước đó phục vụ công tác quản lý địa bàn và tích hợp các tính năng phòng chống dịch nên vẫn mang lại những giá trị nhất định cho người dùng và doanh nghiệp tại địa phương đó. Một số app đã giải quyết được những bài toán đặc thù của địa phương. Ảnh: Dân Việt.
"Đơn cử như tại Huế có ứng dụng Huế-S cũng đang hoạt động rất hiệu quả, được người dân tin tưởng và tải về dùng rất nhiều. Thông tin người dân phản ánh lên ứng dụng cũng được cơ quan chức năng ở Huế xử lý rất kịp thời", đại diện Trung tâm công nghệ phòng chống dịch COVID-19 cho hay. Ảnh: thesaigontimes.
Vị đại diện này cho biết thêm rằng, để phục vụ phòng chống dịch, khi có chủ trương từ Bộ Thông tin và Truyền thông thì các app địa phương đã sẵn sàng kết nối, liên thông thông tin. App địa phương cũng dùng mã QR của hệ thống chống dịch quốc gia. Các app địa phương dù có thể có một số tính năng trùng với PC-Covid nhưng sẽ đóng vai trò như là một cánh tay nối dài cho ứng dụng chống dịch thống nhất của cả nước. Ảnh: Lao động.
Không chỉ Huế, một số tỉnh thành khác như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... cũng đã xây dựng ứng dụng riêng phục vụ công tác phòng chống dịch. Ảnh: Lao động.
PC-Covid cũng không thay thế một số app chuyên ngành như sổ Sức khỏe điện tử, VssID… Lý do sổ sức khỏe điện tử được xác định sẽ thay thế sổ khám sức khỏe giấy, theo mỗi cá nhân cả đời, phục vụ công tác khám chữa bệnh đa dạng, chứ không riêng mỗi chuyện tiêm phòng COVID-19. Ảnh: Lao động.
Trong khi đó app VssID cũng có nghiệp vụ riêng của bên Bảo hiểm xã hội. Với những app này thì các bên sẽ liên thông cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác phòng chống dịch theo từng nội dung sẽ liên kết với app PC-Covid. Ảnh: Zing.
Vì vậy, các app chuyên ngành hoặc một số app có phần tính năng liên quan đến phòng chống dịch thì người dùng căn cứ trên nhu cầu của bản thân để cài đặt và sử dụng. Ảnh: Zing.
Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.