Đảo Phục sinh (Easter Island) nằm ở ngoài khơi phía Đông Nam Thái Bình Dương, thuộc lãnh thổ Chile. Vào năm 1995, hòn đảo có diện tích khoảng 165 km2 được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.Nhà thám hiểm người Hà Lan, đô đốc hải quân Jacob Roggeveen phát hiện hòn đảo này vào đúng ngày lễ Phục sinh năm 1772. Theo đó, hòn đảo được đặt tên là Phục Sinh.Những người đầu tiên đặt chân lên đảo Phục Sinh được cho là vào khoảng năm 300 trước Công nguyên - 400 trước Công nguyên. Nền văn minh Rapa Nui sống trên đảo Phục sinh được biết đến là những người đã tạo ra khoảng 900 bức tượng khổng lồ bằng đá cổ xưa được gọi là "Moai". Số tượng này phân bổ rải rác trên đảo.Người Rapa Nui sống tách biệt với thế giới bên ngoài trong hàng ngàn năm. Vào thời kỳ hưng thịnh, đảo Phục sinh có khoảng 20.000 người Rapa Nui sinh sống. Tuy nhiên, đến những năm 1860, nền văn minh này biến mất một cách bí ẩn.Một số giả thuyết cho rằng, nền văn minh Rapa Nui biến mất có thể là do dịch bệnh, chiến tranh, chặt phá rừng, xung đột nội bộ, hệ thống nông nghiệp sụp đổ... Trong những thập kỷ qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, bằng chứng khảo cổ để giải mã sự biến mất của nền văn minh Rapa Nui.Để tìm ra đâu là nguyên nhân khiến người Rapa Nui "bốc hơi" khỏi Trái Đất, các chuyên gia tại Đại học Binghamton (Mỹ) tiến hành nghiên cứu và phân tích các thành phần hóa học tại các di tích của người Rapa Nui.Theo đó, nhóm chuyên gia phát hiện hơn một nửa lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Rapa Nui đến từ hải sản. Điều đó chứng tỏ, người Rapa Nui chưa bao giờ ngưng đánh bắt cá.Ông Carl Lipo, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Binghamton cho hay, các bằng chứng còn cho thấy đất từng được người Rapa Nui sử dụng để trồng trọt đã được biến đổi về thành phần, tức là họ đã cải tạo đất để canh tác tốt hơn.Từ đó, các chuyên gia tại Đại học Binghamton bác bỏ giả thuyết cho rằng nền văn minh Rapa Nui biến mất do sụp đổ hệ thống nông nghiệp hay vấn nạn chặt phá rừng.Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân nào đã khiến người Rapa Nui đột ngột biến mất. Do vậy, họ tiếp tục nghiên cứu với hy vọng sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ góp phần giải mã bí ẩn này.Mời độc giả xem video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới.
Đảo Phục sinh (Easter Island) nằm ở ngoài khơi phía Đông Nam Thái Bình Dương, thuộc lãnh thổ Chile. Vào năm 1995, hòn đảo có diện tích khoảng 165 km2 được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Nhà thám hiểm người Hà Lan, đô đốc hải quân Jacob Roggeveen phát hiện hòn đảo này vào đúng ngày lễ Phục sinh năm 1772. Theo đó, hòn đảo được đặt tên là Phục Sinh.
Những người đầu tiên đặt chân lên đảo Phục Sinh được cho là vào khoảng năm 300 trước Công nguyên - 400 trước Công nguyên. Nền văn minh Rapa Nui sống trên đảo Phục sinh được biết đến là những người đã tạo ra khoảng 900 bức tượng khổng lồ bằng đá cổ xưa được gọi là "Moai". Số tượng này phân bổ rải rác trên đảo.
Người Rapa Nui sống tách biệt với thế giới bên ngoài trong hàng ngàn năm. Vào thời kỳ hưng thịnh, đảo Phục sinh có khoảng 20.000 người Rapa Nui sinh sống. Tuy nhiên, đến những năm 1860, nền văn minh này biến mất một cách bí ẩn.
Một số giả thuyết cho rằng, nền văn minh Rapa Nui biến mất có thể là do dịch bệnh, chiến tranh, chặt phá rừng, xung đột nội bộ, hệ thống nông nghiệp sụp đổ... Trong những thập kỷ qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, bằng chứng khảo cổ để giải mã sự biến mất của nền văn minh Rapa Nui.
Để tìm ra đâu là nguyên nhân khiến người Rapa Nui "bốc hơi" khỏi Trái Đất, các chuyên gia tại Đại học Binghamton (Mỹ) tiến hành nghiên cứu và phân tích các thành phần hóa học tại các di tích của người Rapa Nui.
Theo đó, nhóm chuyên gia phát hiện hơn một nửa lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Rapa Nui đến từ hải sản. Điều đó chứng tỏ, người Rapa Nui chưa bao giờ ngưng đánh bắt cá.
Ông Carl Lipo, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Binghamton cho hay, các bằng chứng còn cho thấy đất từng được người Rapa Nui sử dụng để trồng trọt đã được biến đổi về thành phần, tức là họ đã cải tạo đất để canh tác tốt hơn.
Từ đó, các chuyên gia tại Đại học Binghamton bác bỏ giả thuyết cho rằng nền văn minh Rapa Nui biến mất do sụp đổ hệ thống nông nghiệp hay vấn nạn chặt phá rừng.
Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân nào đã khiến người Rapa Nui đột ngột biến mất. Do vậy, họ tiếp tục nghiên cứu với hy vọng sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ góp phần giải mã bí ẩn này.
Mời độc giả xem video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới.