Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một tổ hợp công trình quốc tế nhằm nghiên cứu không gian trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, đi vào hoạt động từ năm 1998.Để ISS có thể hoạt động đến năm 2030, NASA cần có sự nhất trí của các đối tác quốc tế và được Quốc hội Mỹ tiếp tục cấp ngân sách. Trước đó, Quốc hội Mỹ chỉ mới phê chuẩn ngân sách đến năm 2024.Bill Nelson - tổng giám đốc NASA chia sẻ: "ISS là biểu tượng của tinh thần hợp tác khoa học quốc tế và đã góp phần đem lại những phát triển to lớn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ suốt 20 năm qua. Tôi rất vui khi chính quyền Tổng thống Biden cam kết kéo dài hoạt động của ISS đến năm 2030".Nelson cho biết thêm, chính quyền Biden đã cam kết làm việc với các đối tác quốc tế, bao gồm cả Nga, để tiếp tục tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm quỹ đạo cho đến hết thập kỷ này.Nga và Mỹ đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ trên trạm vũ trụ quốc tế trong suốt hơn hai thập kỷ qua."Khi ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động trong không gian, quyết định kéo dài thời hạn hoạt động ISS sẽ giúp Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực vũ trụ.""Sự phối hợp của các nước trong hoạt động nghiên cứu tại ISS có thể mô hình hóa các quy tắc cũng như tiêu chuẩn cho việc sử dụng không gian một cách hòa bình và có trách nhiệm.", Nelson cho biết."Việc Mỹ tiếp tục tham gia ISS sẽ nâng cao sự đổi mới và khả năng cạnh tranh, cũng như thúc đẩy nghiên cứu và công nghệ cần thiết để mở đường cho việc đưa con người đặt chân lên sao Hỏa ", Nelson nói thêm.Kể từ khi được đưa lên quỹ đạo vào năm 1998, Trạm Vũ trụ Quốc tế đã tổ chức hơn 3.000 cuộc điều tra nghiên cứu với sự tham gia của hơn 4.200 nhà khoa học trên khắp thế giới.
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một tổ hợp công trình quốc tế nhằm nghiên cứu không gian trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, đi vào hoạt động từ năm 1998.
Để ISS có thể hoạt động đến năm 2030, NASA cần có sự nhất trí của các đối tác quốc tế và được Quốc hội Mỹ tiếp tục cấp ngân sách. Trước đó, Quốc hội Mỹ chỉ mới phê chuẩn ngân sách đến năm 2024.
Bill Nelson - tổng giám đốc NASA chia sẻ: "ISS là biểu tượng của tinh thần hợp tác khoa học quốc tế và đã góp phần đem lại những phát triển to lớn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ suốt 20 năm qua. Tôi rất vui khi chính quyền Tổng thống Biden cam kết kéo dài hoạt động của ISS đến năm 2030".
Nelson cho biết thêm, chính quyền Biden đã cam kết làm việc với các đối tác quốc tế, bao gồm cả Nga, để tiếp tục tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm quỹ đạo cho đến hết thập kỷ này.
Nga và Mỹ đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ trên trạm vũ trụ quốc tế trong suốt hơn hai thập kỷ qua.
"Khi ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động trong không gian, quyết định kéo dài thời hạn hoạt động ISS sẽ giúp Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực vũ trụ."
"Sự phối hợp của các nước trong hoạt động nghiên cứu tại ISS có thể mô hình hóa các quy tắc cũng như tiêu chuẩn cho việc sử dụng không gian một cách hòa bình và có trách nhiệm.", Nelson cho biết.
"Việc Mỹ tiếp tục tham gia ISS sẽ nâng cao sự đổi mới và khả năng cạnh tranh, cũng như thúc đẩy nghiên cứu và công nghệ cần thiết để mở đường cho việc đưa con người đặt chân lên sao Hỏa ", Nelson nói thêm.
Kể từ khi được đưa lên quỹ đạo vào năm 1998, Trạm Vũ trụ Quốc tế đã tổ chức hơn 3.000 cuộc điều tra nghiên cứu với sự tham gia của hơn 4.200 nhà khoa học trên khắp thế giới.