Một tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Australia, Mark Gee. Dải Ngân hà tráng lệ trải dài trên bầu trời đêm phản chiếu trên Vịnh Cable, gần Nelson, New Zealand. Nhiếp ảnh gia đã chụp bức ảnh thiên văn trước khi ánh sáng mất dần trên bầu trời. Bức ảnh toàn này được ghép từ 42 hình ảnh riêng lẻ.Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được chụp khi ở giữa hai vết đen Mặt trời khổng lồ, AR 12674 và AR 12673. Bức hình được chụp tại Madrid và mất chưa đầy 2 giây để Trạm vũ trụ quốc tế đi qua đĩa Mặt trời.Cực quang phát sáng phản chiếu màu hồng vàng trên mặt nước tại Vịnh phía Nam gần Christchurch, New Zealand. Đây sự kết hợp tuyệt vời những màu sắc rực rỡ của Cực quang, màu xanh của cánh đồng, màu xanh trời đêm đầy sao đã vẽ nên một bức tranh ngoạn mục và làm nổi bật vẻ đẹp của dải ngân hà.Nhiếp ảnh gia đã may mắn khi chụp được hành tinh lớn thứ 2 trong hệ mặt trời, sau khi xếp chồng 4000 tấm ảnhDải Ngân Hà hiện lên phía trên cây thông lâu đời nhất, tại rừng quốc gia Inyo, dãy núi White Mountains, California. Mọc ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển, những cây này có thể sống tới hơn 4.000 năm.Thiên hà Andromeda luôn làm cho các nhiếp ảnh gia phải ngạc nhiên. Được tạo nên từ đám bụi vũ trụ ôm gọn một vùng rộng lớn và các cụm sao sáng khiến thiên hà trở thành một trong những nguồn cảm hứng bất tận của các nhiếp ảnh gia.Đối phó với tình trạng ô nhiễm ánh sáng ở Mailibu, California, nhiếp ảnh gia đã phải chụp dải Ngân Hà từ bên trong một hang động biển, cách trung tâm Los Angeles 40 km. Bức ảnh phải trải qua 2 lần phơi sáng, một lần để chụp toàn bộ chi tiết hang động, một lần để chụp dải Ngân hà mà không di chuyển máy chụp và bố cục.Vết đen Mặt trời AR 2665 là một trong những khu vực hoạt động mạnh nhất trong năm 2017. Sự bùng nổ khí nóng (bên phải hình) diễn ra trong một thời gian dài và cấu trúc của nó khá ổn định. Bức ảnh này được tạo nên từ hai hình ảnh: một là bùng nổ và một là bề mặt của Mặt trời AR 2665. Vì bề mặt thì sáng hơn so với vị trí bùng nổ nên khó thấy các chi tiết trên quyển sắc của Mặt trời.Bức ảnh toàn cảnh này được ghép từ 8 tấm ảnh khác nhau. Trong hình, chúng ta thấy dải Ngân Hà đang nằm ở phía trên dãy núi đá Dolomites Tre Cime. Bên phải hình là ánh sáng phát từ một ngôi nhà soi rõ cả dãy núi xung quanh.Dải Ngân Hà rực rỡ bên trên một cơn bão đang “thắp sáng” trên bầu trời Florida. Nhiếp ảnh gia muốn thể hiện sự đối lập giữa sự ổn định (dải Ngân Hà) và sự dịch chuyển (cơn bão) trên bầu trời đêm.Một bức ảnh tuyệt vời mô tả màu sắc và chi tiết lạ thường trên bề mặt Mặt trăng. Nhiếp ảnh gia đã áp dụng cách chụp giống như chụp nhật thực và nó đã làm cho Mặt trăng giống như một món trang sức tuyệt vời với màu sắc và sắc thái vô cùng tráng lệ.Dải Ngân Hà xuất hiện phía trên ngọn hải đăng đơn độc ở Tasmania. Nhiếp ảnh gia đã căn vị trí chụp kĩ càng để có một bức ảnh kết hợp giữa vị trí của dải Ngân Hà và ngọn hải đăng. Bức ảnh còn phản ánh rõ nét cuộc sống khó khăn và cô đơn nhưng phi thường của những người canh giữ hải đăng.Tinh vân Orion, còn được gọi là Messier 42, M42, hoặc là NGC 1976, là một tinh vân khuếch tán nằm trong dải Ngân Hà, phía nam vành đai Orion.Cây bách bị phong hóa ở dãy núi Rocky phía bắc Montana trong khi bầu trời đầy cá vệt sao. Và ở giữa là sao Bắc cực, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Ursa Minor.Chòm sao Camelopardalis còn được gọi là Thiên hà ẩn danh. Mặc dù là một trong những thiên hà lớn nhất có thể nhìn thấy từ Bắc bán cầu, nó bị che khuất bởi các ngôi sao và bụi phía trướcTrong thời gian xảy ra nhật thực, ánh sáng của Mặt Trời đã che khuất các chi tiết của Mặt Trăng. Được chụp với tốc độ thay đổi từ 2s cho đến 1/2000s, với độ phân giải cao và kỹ thuật XHDR, bức ảnh thể hiện rõ các tia sáng Mặt Trời và Mặt Trăng mới được tạo ra từ sự phản chiếu của các tia sáng Mặt Trời lên Trái Đất.Tinh vân Đại bàng, còn được gọi là Messier 16, là một cụm sao trẻ, được bao quanh bởi khí hydro nóng, nằm cách Trái đất 7.000 năm ánh sáng. Được chụp từ Đài quan sát Baerenstein, Đức, bức ảnh được nổi bật bởi các sắc đỏ và xanh rực rỡ của tinh vân.Các tinh vân phản chiếu ngoạn mục trong chòm sao Corona Australis. Bức ảnh mô tả sắc xanh sống động đặc trưng được tạo ra bởi ánh sáng của các ngôi sao nóng, được phản chiếu bởi bụi vũ trụ.Mặt Trăng nằm trên đường chân trời của hành tinh chúng ta, do đó nó có thể được nhìn thấy vào thời điểm ban ngày. Nhiếp ảnh gia đã chụp được bức ảnh này ở Malaga, Tây Ban Nha trong khi đi nghỉ cùng các con.Trong một chuyến đi cùng với gia đình tới Cornwall sau khi tham quan Vịnh Kynance, trên bán đảo Lizard, khung cảnh lý tưởng của nơi này dường như vô cùng thích hợp để nhiếp ảnh gia chụp những ngôi sao lấp lánh và màu sắc ấn tượng của dải Ngân Hà chiếu sáng bờ biển đá tuyệt đẹp. Bức ảnh trải qua hai lần phơi sáng riêng biệt, một cho bầu trời và một cho tiền cảnh pha trộn với nhau để đạt được kết quả mong muốn.
Một tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Australia, Mark Gee. Dải Ngân hà tráng lệ trải dài trên bầu trời đêm phản chiếu trên Vịnh Cable, gần Nelson, New Zealand. Nhiếp ảnh gia đã chụp bức ảnh thiên văn trước khi ánh sáng mất dần trên bầu trời. Bức ảnh toàn này được ghép từ 42 hình ảnh riêng lẻ.
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được chụp khi ở giữa hai vết đen Mặt trời khổng lồ, AR 12674 và AR 12673. Bức hình được chụp tại Madrid và mất chưa đầy 2 giây để Trạm vũ trụ quốc tế đi qua đĩa Mặt trời.
Cực quang phát sáng phản chiếu màu hồng vàng trên mặt nước tại Vịnh phía Nam gần Christchurch, New Zealand. Đây sự kết hợp tuyệt vời những màu sắc rực rỡ của Cực quang, màu xanh của cánh đồng, màu xanh trời đêm đầy sao đã vẽ nên một bức tranh ngoạn mục và làm nổi bật vẻ đẹp của dải ngân hà.
Nhiếp ảnh gia đã may mắn khi chụp được hành tinh lớn thứ 2 trong hệ mặt trời, sau khi xếp chồng 4000 tấm ảnh
Dải Ngân Hà hiện lên phía trên cây thông lâu đời nhất, tại rừng quốc gia Inyo, dãy núi White Mountains, California. Mọc ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển, những cây này có thể sống tới hơn 4.000 năm.
Thiên hà Andromeda luôn làm cho các nhiếp ảnh gia phải ngạc nhiên. Được tạo nên từ đám bụi vũ trụ ôm gọn một vùng rộng lớn và các cụm sao sáng khiến thiên hà trở thành một trong những nguồn cảm hứng bất tận của các nhiếp ảnh gia.
Đối phó với tình trạng ô nhiễm ánh sáng ở Mailibu, California, nhiếp ảnh gia đã phải chụp dải Ngân Hà từ bên trong một hang động biển, cách trung tâm Los Angeles 40 km. Bức ảnh phải trải qua 2 lần phơi sáng, một lần để chụp toàn bộ chi tiết hang động, một lần để chụp dải Ngân hà mà không di chuyển máy chụp và bố cục.
Vết đen Mặt trời AR 2665 là một trong những khu vực hoạt động mạnh nhất trong năm 2017. Sự bùng nổ khí nóng (bên phải hình) diễn ra trong một thời gian dài và cấu trúc của nó khá ổn định. Bức ảnh này được tạo nên từ hai hình ảnh: một là bùng nổ và một là bề mặt của Mặt trời AR 2665. Vì bề mặt thì sáng hơn so với vị trí bùng nổ nên khó thấy các chi tiết trên quyển sắc của Mặt trời.
Bức ảnh toàn cảnh này được ghép từ 8 tấm ảnh khác nhau. Trong hình, chúng ta thấy dải Ngân Hà đang nằm ở phía trên dãy núi đá Dolomites Tre Cime. Bên phải hình là ánh sáng phát từ một ngôi nhà soi rõ cả dãy núi xung quanh.
Dải Ngân Hà rực rỡ bên trên một cơn bão đang “thắp sáng” trên bầu trời Florida. Nhiếp ảnh gia muốn thể hiện sự đối lập giữa sự ổn định (dải Ngân Hà) và sự dịch chuyển (cơn bão) trên bầu trời đêm.
Một bức ảnh tuyệt vời mô tả màu sắc và chi tiết lạ thường trên bề mặt Mặt trăng. Nhiếp ảnh gia đã áp dụng cách chụp giống như chụp nhật thực và nó đã làm cho Mặt trăng giống như một món trang sức tuyệt vời với màu sắc và sắc thái vô cùng tráng lệ.
Dải Ngân Hà xuất hiện phía trên ngọn hải đăng đơn độc ở Tasmania. Nhiếp ảnh gia đã căn vị trí chụp kĩ càng để có một bức ảnh kết hợp giữa vị trí của dải Ngân Hà và ngọn hải đăng. Bức ảnh còn phản ánh rõ nét cuộc sống khó khăn và cô đơn nhưng phi thường của những người canh giữ hải đăng.
Tinh vân Orion, còn được gọi là Messier 42, M42, hoặc là NGC 1976, là một tinh vân khuếch tán nằm trong dải Ngân Hà, phía nam vành đai Orion.
Cây bách bị phong hóa ở dãy núi Rocky phía bắc Montana trong khi bầu trời đầy cá vệt sao. Và ở giữa là sao Bắc cực, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Ursa Minor.
Chòm sao Camelopardalis còn được gọi là Thiên hà ẩn danh. Mặc dù là một trong những thiên hà lớn nhất có thể nhìn thấy từ Bắc bán cầu, nó bị che khuất bởi các ngôi sao và bụi phía trước
Trong thời gian xảy ra nhật thực, ánh sáng của Mặt Trời đã che khuất các chi tiết của Mặt Trăng. Được chụp với tốc độ thay đổi từ 2s cho đến 1/2000s, với độ phân giải cao và kỹ thuật XHDR, bức ảnh thể hiện rõ các tia sáng Mặt Trời và Mặt Trăng mới được tạo ra từ sự phản chiếu của các tia sáng Mặt Trời lên Trái Đất.
Tinh vân Đại bàng, còn được gọi là Messier 16, là một cụm sao trẻ, được bao quanh bởi khí hydro nóng, nằm cách Trái đất 7.000 năm ánh sáng. Được chụp từ Đài quan sát Baerenstein, Đức, bức ảnh được nổi bật bởi các sắc đỏ và xanh rực rỡ của tinh vân.
Các tinh vân phản chiếu ngoạn mục trong chòm sao Corona Australis. Bức ảnh mô tả sắc xanh sống động đặc trưng được tạo ra bởi ánh sáng của các ngôi sao nóng, được phản chiếu bởi bụi vũ trụ.
Mặt Trăng nằm trên đường chân trời của hành tinh chúng ta, do đó nó có thể được nhìn thấy vào thời điểm ban ngày. Nhiếp ảnh gia đã chụp được bức ảnh này ở Malaga, Tây Ban Nha trong khi đi nghỉ cùng các con.
Trong một chuyến đi cùng với gia đình tới Cornwall sau khi tham quan Vịnh Kynance, trên bán đảo Lizard, khung cảnh lý tưởng của nơi này dường như vô cùng thích hợp để nhiếp ảnh gia chụp những ngôi sao lấp lánh và màu sắc ấn tượng của dải Ngân Hà chiếu sáng bờ biển đá tuyệt đẹp. Bức ảnh trải qua hai lần phơi sáng riêng biệt, một cho bầu trời và một cho tiền cảnh pha trộn với nhau để đạt được kết quả mong muốn.