Được phát hiện lần đầu áp sát Trái đất vào tháng 1/2011, tiểu hành tinh 2011 AG5 có đường kính khoảng 140m. Vào năm 2012, các nhà khoa học NASA căn cứ vào các dữ liệu, quan sát về 2011 AG5 đã đưa ra dự đoán rằng tiểu hành tinh này sẽ một lần nữa tới gần Trái đất vào năm 2040.Thêm nữa, tính toán của NASA còn cho thấy tiểu hành tinh 2011 AG5 không có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất trong lần tiếp cận năm 2040.Thế nhưng, vào ngày 3/2 vừa qua, tiểu hành tinh 2011 AG5 lần thứ hai áp sát Trái đất. Lần này, tiểu hành tinh 2011 AG5 bay tới cách Trái đất khoảng 1,8 triệu km.Sự việc này khiến các chuyên gia, nhà thiên văn vô cùng bất ngờ bởi tiểu hành tinh 2011 AG5 đến gần Trái đất sớm hơn 17 năm so với dự đoán trước đó.Thông qua Radar hệ Mặt Trời Goldstone tại cơ sở Mạng không gian sâu của NASA đặt tại miền Nam California, Mỹ, các nhà nghiên cứu đã chụp được ảnh tiểu hành tinh 2011 AG5.Nhờ vậy, họ nhận thấy tiểu hành tinh này có chiều dài khoảng 500m, rộng 150m.Nhà khoa học Lance Benner thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA nhận định tiểu hành tinh 2011 AG5 là vật thể dài nhất trong số 1.040 vật thể gần Trái đất được giới thiên văn quan sát, theo dõi trong những năm gần đây.Các nhà nghiên cứu cho thấy ảnh chụp mới cho thấy có các mảng sáng và tối xen lẫn trên bề mặt tiểu hành tinh 2011 AG5. Đây là một bí ẩn mà giới khoa học chưa thể giải mã.Tính toán mới của các chuyên gia cũng dự đoán tiểu hành tinh 2011 AG5 sẽ không lại gần Trái đất vào năm 2040. Dù vậy, giới nghiên cứu vẫn tiếp tục theo dõi để kịp thời đưa ra những dự báo về hướng di chuyển của nó trong tương lai.Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.
Được phát hiện lần đầu áp sát Trái đất vào tháng 1/2011, tiểu hành tinh 2011 AG5 có đường kính khoảng 140m. Vào năm 2012, các nhà khoa học NASA căn cứ vào các dữ liệu, quan sát về 2011 AG5 đã đưa ra dự đoán rằng tiểu hành tinh này sẽ một lần nữa tới gần Trái đất vào năm 2040.
Thêm nữa, tính toán của NASA còn cho thấy tiểu hành tinh 2011 AG5 không có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất trong lần tiếp cận năm 2040.
Thế nhưng, vào ngày 3/2 vừa qua, tiểu hành tinh 2011 AG5 lần thứ hai áp sát Trái đất. Lần này, tiểu hành tinh 2011 AG5 bay tới cách Trái đất khoảng 1,8 triệu km.
Sự việc này khiến các chuyên gia, nhà thiên văn vô cùng bất ngờ bởi tiểu hành tinh 2011 AG5 đến gần Trái đất sớm hơn 17 năm so với dự đoán trước đó.
Thông qua Radar hệ Mặt Trời Goldstone tại cơ sở Mạng không gian sâu của NASA đặt tại miền Nam California, Mỹ, các nhà nghiên cứu đã chụp được ảnh tiểu hành tinh 2011 AG5.
Nhờ vậy, họ nhận thấy tiểu hành tinh này có chiều dài khoảng 500m, rộng 150m.
Nhà khoa học Lance Benner thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA nhận định tiểu hành tinh 2011 AG5 là vật thể dài nhất trong số 1.040 vật thể gần Trái đất được giới thiên văn quan sát, theo dõi trong những năm gần đây.
Các nhà nghiên cứu cho thấy ảnh chụp mới cho thấy có các mảng sáng và tối xen lẫn trên bề mặt tiểu hành tinh 2011 AG5. Đây là một bí ẩn mà giới khoa học chưa thể giải mã.
Tính toán mới của các chuyên gia cũng dự đoán tiểu hành tinh 2011 AG5 sẽ không lại gần Trái đất vào năm 2040. Dù vậy, giới nghiên cứu vẫn tiếp tục theo dõi để kịp thời đưa ra những dự báo về hướng di chuyển của nó trong tương lai.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.