Theo nguồn tin từ Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an), hacker Nhâm Hoàng Khang bị bắt sáng ngày 4/10 tại Cần Thơ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Trước đó, cơ quan nhận được đơn tố cáo cho rằng Khang đã xâm nhập dữ liệu mạng máy tính liên quan đến cờ bạc, sau đó tống tiền hàng trăm triệu đồng. Hiện cơ quan chức năng mở rộng điều tra hàng loạt dấu hiệu tội phạm khác của Khang và những người liên quan.Vụ việc của Nhâm Hoàng Khang khiến nhiều người nhớ đến những vụ tấn công của các hacker trên thế giới gây rúng động dư luận. Nhiều tin tặc cũng sử dụng thủ đoạn tấn công vào các hệ thống mạng, máy tính nhằm đánh cắp dữ liệu từ đó tống tiền nạn nhân.Để đạt được mục đích, một số hacker tiến hành gửi hàng loạt các thư điện tử (email) rác tới các hòm thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức với nội dung đe dọa đã chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân và sau đó đòi tiền chuộc. Tiền chuộc có thể là tiền điện tử (Bitcoin) và các loại tiền ảo khác.Sau đó, những hacker sẽ đe dọa nạn nhân nếu không trả tiền chuộc thì sẽ phát tán toàn bộ thông tin "nhạy cảm" trong máy tính hoặc bị quay lén trong camera của máy tính lên mạng Internet.Để không lộ dấu vết, tránh bị cơ quan chức năng điều tra ra danh tính, nơi sinh sống, hacker thường gửi email từ các máy chủ đặt tại nước ngoài đến nạn nhân. Nhiều cá nhân, tổ chức sợ việc lộ thông tin sẽ ảnh hưởng đến công việc, danh dự, uy tín nên đã chuyển tiền chuộc cho hacker.Ngoài ra, một thủ đoạn khác thường được hacker sử dụng để tống tiền là tấn công mạng bằng mã độc. Theo đó, tin tặc sẽ mã hóa dữ liệu trong hệ thống của các cá nhân, doanh nghiệp khiến đối phương phải trả một khoản tiền lớn để lấy lại quyền truy cập.Một báo cáo về các mối đe dọa an ninh mạng nửa đầu năm 2021 của nhóm nghiên cứu FortiGuard Labs thuộc hãng Fortinet cho thấy sự gia tăng về số lượng và độ tinh vi của các cuộc tấn công do hacker gây ra nhắm tới cá nhân, tổ chức và nhất là các cơ sở hạ tầng thiết yếu.Thống kê cho thấy, mức độ hoạt động trung bình hàng tuần của mã độc tống tiền trong tháng 6 đầu năm 2021 cao gấp 10 lần giai đoạn cùng kỳ năm 2020.Những cuộc tấn công do hacker gây ra không chỉ phá hoại chuỗi cung ứng của nhiều tổ chức thuộc các lĩnh vực trọng yếu mà còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống, năng suất làm việc và kinh doanh nhiều hơn trước.Bằng cách khai thác điểm yếu của nạn nhân để hù dọa và tống tiền, ngày càng có nhiều người trên thế giới trở thành nạn nhân của các hacker.Để không trở thành nạn nhân của các tin tặc, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân thường thường xuyên đánh giá lại hệ thống bảo mật, cập nhật hệ điều hành, tránh để hacker khai thác lỗ hồng từ những thiết bị cũ, không được cập nhật. Mời độc giả xem video: Nhóm hacker Anonymous lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok. Nguồn: THDT.
Theo nguồn tin từ Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an), hacker Nhâm Hoàng Khang bị bắt sáng ngày 4/10 tại Cần Thơ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Trước đó, cơ quan nhận được đơn tố cáo cho rằng Khang đã xâm nhập dữ liệu mạng máy tính liên quan đến cờ bạc, sau đó tống tiền hàng trăm triệu đồng. Hiện cơ quan chức năng mở rộng điều tra hàng loạt dấu hiệu tội phạm khác của Khang và những người liên quan.
Vụ việc của Nhâm Hoàng Khang khiến nhiều người nhớ đến những vụ tấn công của các hacker trên thế giới gây rúng động dư luận. Nhiều tin tặc cũng sử dụng thủ đoạn tấn công vào các hệ thống mạng, máy tính nhằm đánh cắp dữ liệu từ đó tống tiền nạn nhân.
Để đạt được mục đích, một số hacker tiến hành gửi hàng loạt các thư điện tử (email) rác tới các hòm thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức với nội dung đe dọa đã chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân và sau đó đòi tiền chuộc. Tiền chuộc có thể là tiền điện tử (Bitcoin) và các loại tiền ảo khác.
Sau đó, những hacker sẽ đe dọa nạn nhân nếu không trả tiền chuộc thì sẽ phát tán toàn bộ thông tin "nhạy cảm" trong máy tính hoặc bị quay lén trong camera của máy tính lên mạng Internet.
Để không lộ dấu vết, tránh bị cơ quan chức năng điều tra ra danh tính, nơi sinh sống, hacker thường gửi email từ các máy chủ đặt tại nước ngoài đến nạn nhân. Nhiều cá nhân, tổ chức sợ việc lộ thông tin sẽ ảnh hưởng đến công việc, danh dự, uy tín nên đã chuyển tiền chuộc cho hacker.
Ngoài ra, một thủ đoạn khác thường được hacker sử dụng để tống tiền là tấn công mạng bằng mã độc. Theo đó, tin tặc sẽ mã hóa dữ liệu trong hệ thống của các cá nhân, doanh nghiệp khiến đối phương phải trả một khoản tiền lớn để lấy lại quyền truy cập.
Một báo cáo về các mối đe dọa an ninh mạng nửa đầu năm 2021 của nhóm nghiên cứu FortiGuard Labs thuộc hãng Fortinet cho thấy sự gia tăng về số lượng và độ tinh vi của các cuộc tấn công do hacker gây ra nhắm tới cá nhân, tổ chức và nhất là các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Thống kê cho thấy, mức độ hoạt động trung bình hàng tuần của mã độc tống tiền trong tháng 6 đầu năm 2021 cao gấp 10 lần giai đoạn cùng kỳ năm 2020.
Những cuộc tấn công do hacker gây ra không chỉ phá hoại chuỗi cung ứng của nhiều tổ chức thuộc các lĩnh vực trọng yếu mà còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống, năng suất làm việc và kinh doanh nhiều hơn trước.
Bằng cách khai thác điểm yếu của nạn nhân để hù dọa và tống tiền, ngày càng có nhiều người trên thế giới trở thành nạn nhân của các hacker.
Để không trở thành nạn nhân của các tin tặc, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân thường thường xuyên đánh giá lại hệ thống bảo mật, cập nhật hệ điều hành, tránh để hacker khai thác lỗ hồng từ những thiết bị cũ, không được cập nhật.
Mời độc giả xem video: Nhóm hacker Anonymous lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok. Nguồn: THDT.