Ngày 4/12, Trung Quốc đạt được bước tiến mới trong công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát (phản ứng nhiệt hạch) sau khi chạy thử thành công cỗ máy phản ứng HL-2M Tokamak thế hệ mới.Mặt Trời nhân tạo HL-2M Tokamak được thiết kế nhằm cung cấp nguồn năng lượng sạch, tương tự Mặt Trời thật.HL-2M có thể hoạt động ở nhiệt độ 150 triệu độ C, cao gần gấp 3 so với phiên bản trước đó là HL-2A và gấp 10 lần nhiệt độ bên trong lõi Mặt Trời.Mặt Trời nhân tạo được tạo ra để tái tạo các phản ứng tự nhiên xảy ra trong Mặt Trời bằng cách sử dụng khí hydro và deuterium làm nhiên liệu.Lò phản ứng này sử dụng thiết kế "bánh vòng" tokamak, được các nhà vật lý Liên Xô đề xuất vào thập niên 1950. Nó sẽ sử dụng từ trường cực mạnh để tạo áp suất, ép hỗn hợp vật chất ion hóa (plasma) bên trong lòng của lò.Khi nhiệt độ và áp suất đủ lớn, các hạt nhân bên trong plasma sẽ bị ép vào với nhau để hình thành hạt nhân mới, đồng thời phóng thích neutron và năng lượng. Năng lượng này làm nóng bề ngoài của phần lồng, nhiệt độ này chính là năng lượng thu được."HL-2M là 'mặt trời nhân tạo' lớn nhất, với các thông số tốt nhất của Trung Quốc", ông Xu Min, giám đốc Viện Khoa học nhiệt hạch thuộc CNNC cho biết.Lò phản ứng này được đặt ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên và được hoàn thành vào cuối năm ngoái. Lò phản ứng được gọi là “Mặt Trời nhân tạo” do tạo ra nhiệt lượng và nguồn năng lượng khổng lồ.Dự án này là một phần của dự án Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER), có trụ sở tại Pháp.ITER là dự án tổng hợp hạt nhân lớn nhất thế giới với giá trị khoảng 24 tỉ USD. Dự án có sự tham gia của 35 quốc gia và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển các phiên bản nhỏ hơn của lò phản ứng tổng hợp hạt nhân, bao gồm cả HL-2M Tokamak từ năm 2006.Trung Quốc có tham vọng đẩy nhanh phát triển công nghệ nhiệt hạch với kế hoạch xây một lò phản ứng thử nghiệm ngay trong năm 2021, một thiết kế công nghiệp vào năm 2035 và đi vào sử dụng quy mô thương mại vào năm 2050.
Ngày 4/12, Trung Quốc đạt được bước tiến mới trong công nghệ phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát (phản ứng nhiệt hạch) sau khi chạy thử thành công cỗ máy phản ứng HL-2M Tokamak thế hệ mới.
Mặt Trời nhân tạo HL-2M Tokamak được thiết kế nhằm cung cấp nguồn năng lượng sạch, tương tự Mặt Trời thật.
HL-2M có thể hoạt động ở nhiệt độ 150 triệu độ C, cao gần gấp 3 so với phiên bản trước đó là HL-2A và gấp 10 lần nhiệt độ bên trong lõi Mặt Trời.
Mặt Trời nhân tạo được tạo ra để tái tạo các phản ứng tự nhiên xảy ra trong Mặt Trời bằng cách sử dụng khí hydro và deuterium làm nhiên liệu.
Lò phản ứng này sử dụng thiết kế "bánh vòng" tokamak, được các nhà vật lý Liên Xô đề xuất vào thập niên 1950. Nó sẽ sử dụng từ trường cực mạnh để tạo áp suất, ép hỗn hợp vật chất ion hóa (plasma) bên trong lòng của lò.
Khi nhiệt độ và áp suất đủ lớn, các hạt nhân bên trong plasma sẽ bị ép vào với nhau để hình thành hạt nhân mới, đồng thời phóng thích neutron và năng lượng. Năng lượng này làm nóng bề ngoài của phần lồng, nhiệt độ này chính là năng lượng thu được.
"HL-2M là 'mặt trời nhân tạo' lớn nhất, với các thông số tốt nhất của Trung Quốc", ông Xu Min, giám đốc Viện Khoa học nhiệt hạch thuộc CNNC cho biết.
Lò phản ứng này được đặt ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên và được hoàn thành vào cuối năm ngoái. Lò phản ứng được gọi là “Mặt Trời nhân tạo” do tạo ra nhiệt lượng và nguồn năng lượng khổng lồ.
Dự án này là một phần của dự án Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER), có trụ sở tại Pháp.
ITER là dự án tổng hợp hạt nhân lớn nhất thế giới với giá trị khoảng 24 tỉ USD. Dự án có sự tham gia của 35 quốc gia và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển các phiên bản nhỏ hơn của lò phản ứng tổng hợp hạt nhân, bao gồm cả HL-2M Tokamak từ năm 2006.
Trung Quốc có tham vọng đẩy nhanh phát triển công nghệ nhiệt hạch với kế hoạch xây một lò phản ứng thử nghiệm ngay trong năm 2021, một thiết kế công nghiệp vào năm 2035 và đi vào sử dụng quy mô thương mại vào năm 2050.