Tuatara, còn được gọi là "hóa thạch sống" hay "khủng long thời hiện đại", là chi duy nhất còn sinh tồn trong bộ Rhynchocephalia từng phát triển mạnh vào khoảng 200 triệu năm trước. Động vật này có quan hệ xa với Squamata (thằn lằn và rắn).Loài sinh vật này có chiều dài khoảng 60 -100cm, sinh sống ở Newzealand. Một số cá thể của loài này có tuổi thọ cao đáng kể, lên tới hơn 110 năm. Tuy nhiên, hiện nay, Tuatara đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ốc vòi voi là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc họ Mactridae trong bộ Veneroida. Chúng còn được gọi là tu hài hay con thụt thò, có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Bắc Mỹ.Ốc vòi voi có kích thước vỏ khoảng 15-20cm. Đặc biệt, chúng còn có phần thân mềm lộ ra ngoài như một chiếc vòi voi, dài gấp 8-10 lần độ dài của vỏ. Loài ốc này thường nằm sâu dưới cát và chỉ sinh sống ở một nơi trong suốt cuộc đời.Một con ốc vòi voi có thể tồn tại đến 146 năm mà không gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Sức sống bền bỉ này có thể bắt nguồn từ việc chúng có rất ít kẻ thù.Với tuổi thọ lên đến hơn 200 năm, cầu gai đỏ, nhum biển hay nhím biển đỏ được mệnh danh là một trong những loài động vật sống lâu nhất trái đất.Cầu gai đỏ sinh sống ở các đại dương. Chúng có lớp da được phủ kín bởi gai và có hình cầu. Quanh năm, loài vật này bơi ở các vùng nước nông dưới biển Thái Bình Dương và thức ăn ưa thích là các loài tảo. Có lẽ vì cấu tạo cơ thể phức tạp, lại được bồi bổ các chất dinh dưỡng từ tảo nên loài vật này có tuổi thọ cao đến như vậy.Cá chép Koi là một loại cá cảnh được nuôi phổ biến ở Nhật Bản, có quan hệ họ hàng gần với cá vàng, các mảng màu sắc trên người cá được coi là điềm may mắn.Không chỉ nổi tiếng bởi màu sắc và hình dáng bắt mắt, cá chép Koi còn được biết đến là một trong những loài cá có tuổi thọ rất cao, thông minh và dạn dĩ với con người.Tuổi thọ trung bình của cá chép Koi lên đến 200 tuổi. Năm 1977, người ta đã tìm thấy con cá Koi có tên Hanako sống đến 226 năm.Với tuổi thọ lên tới 250 năm, giun ống Lamellibrachia được biết tới là sinh vật sống lâu nhất thế giới.Loài giun ống này được tìm thấy sâu trong vịnh Mexico. Chúng có thể đạt chiều cao hơn ba mét nhưng lại phát triển rất chậm.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, tuổi thọ của loài cá mập Greenland lên đến 400 tuổi. Điều này giúp chúng trở thành động vật có xương sống lâu nhất trên thế giới.Cá mập Greenland là loài cá sống tại tầng nước sâu tại Bắc Cực, dài từ 4-7m trong đó con cái to hơn hẳn con đực. Loài vật này sống lâu vì chúng phát triển rất chậm, khoảng 1cm mỗi năm và đạt đến độ tuổi già khi 100 tuổi.Sứa Turritopsis dohrnii là loài thủy tức được phát hiện ở vùng biển Caribe và hiện nay đã lan rộng khắp nhiều vùng biển trên thế giới. Đây là loài động vật bất tử duy nhất trên thế giới từng được ghi nhận.Năm 1996, các nhà nghiên cứu đã công bố loài sứa này có thể đảo ngược trạng thái từ một cá thể trưởng thành trở về giai đoạn vị thành niên. Khi bị chấn thương, chúng sẽ trở lại hình dáng ban đầu như một con sứa non lúc mới sinh ra. Cơ thể sứa sẽ tự tái tạo tế bào và các mô cơ thể hoàn toàn mới. Đa phần các loài sứa bất tử chỉ gặp nạn khi gặp kẻ thù hoặc bị săn bắt.Hải âu là một loài chim có tuổi thọ cao. Chúng có thể sống tới 60 năm. Đây cũng là một trong những loài chim có sải cánh dài nhất trên Trái Đất với chiều dài sải cánh tối đa lên tới 3,5m. Loài này sống trong điều kiện hoang dã và thích bay lượn trên các vùng biển Thái Bình Dương.So với những loài chim khác, hải âu có tuổi thọ đáng nể vì phát dục muộn và ít chịu sự ô nhiễm môi trường cũng như tác động của con người.Cá tráp cam cũng gây ấn tượng bởi tuổi thọ vô cùng cao, lên đến 149 năm. Tuy nhiên, hiện nay loài cá này đang bị cạn kiệt về số lượng do nạn khai thác quá mức.Cá tráp cam có thân dẹp với miệng lớn nằm xa mắt, một vây lưng vừa có tia gai vừa có tia mềm, vây hậu môn ngắn, vây ngực dài và nhọn, các vảy khá lớn và gắn chặt. Chúng sống trong vùng nước nông ôn đới - nhiệt đới và kiếm ăn tầng đáy.
Tuatara, còn được gọi là "hóa thạch sống" hay "khủng long thời hiện đại", là chi duy nhất còn sinh tồn trong bộ Rhynchocephalia từng phát triển mạnh vào khoảng 200 triệu năm trước. Động vật này có quan hệ xa với Squamata (thằn lằn và rắn).
Loài sinh vật này có chiều dài khoảng 60 -100cm, sinh sống ở Newzealand. Một số cá thể của loài này có tuổi thọ cao đáng kể, lên tới hơn 110 năm. Tuy nhiên, hiện nay, Tuatara đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Ốc vòi voi là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc họ Mactridae trong bộ Veneroida. Chúng còn được gọi là tu hài hay con thụt thò, có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Bắc Mỹ.
Ốc vòi voi có kích thước vỏ khoảng 15-20cm. Đặc biệt, chúng còn có phần thân mềm lộ ra ngoài như một chiếc vòi voi, dài gấp 8-10 lần độ dài của vỏ. Loài ốc này thường nằm sâu dưới cát và chỉ sinh sống ở một nơi trong suốt cuộc đời.
Một con ốc vòi voi có thể tồn tại đến 146 năm mà không gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Sức sống bền bỉ này có thể bắt nguồn từ việc chúng có rất ít kẻ thù.
Với tuổi thọ lên đến hơn 200 năm, cầu gai đỏ, nhum biển hay nhím biển đỏ được mệnh danh là một trong những loài động vật sống lâu nhất trái đất.
Cầu gai đỏ sinh sống ở các đại dương. Chúng có lớp da được phủ kín bởi gai và có hình cầu. Quanh năm, loài vật này bơi ở các vùng nước nông dưới biển Thái Bình Dương và thức ăn ưa thích là các loài tảo. Có lẽ vì cấu tạo cơ thể phức tạp, lại được bồi bổ các chất dinh dưỡng từ tảo nên loài vật này có tuổi thọ cao đến như vậy.
Cá chép Koi là một loại cá cảnh được nuôi phổ biến ở Nhật Bản, có quan hệ họ hàng gần với cá vàng, các mảng màu sắc trên người cá được coi là điềm may mắn.
Không chỉ nổi tiếng bởi màu sắc và hình dáng bắt mắt, cá chép Koi còn được biết đến là một trong những loài cá có tuổi thọ rất cao, thông minh và dạn dĩ với con người.
Tuổi thọ trung bình của cá chép Koi lên đến 200 tuổi. Năm 1977, người ta đã tìm thấy con cá Koi có tên Hanako sống đến 226 năm.
Với tuổi thọ lên tới 250 năm, giun ống Lamellibrachia được biết tới là sinh vật sống lâu nhất thế giới.
Loài giun ống này được tìm thấy sâu trong vịnh Mexico. Chúng có thể đạt chiều cao hơn ba mét nhưng lại phát triển rất chậm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, tuổi thọ của loài cá mập Greenland lên đến 400 tuổi. Điều này giúp chúng trở thành động vật có xương sống lâu nhất trên thế giới.
Cá mập Greenland là loài cá sống tại tầng nước sâu tại Bắc Cực, dài từ 4-7m trong đó con cái to hơn hẳn con đực. Loài vật này sống lâu vì chúng phát triển rất chậm, khoảng 1cm mỗi năm và đạt đến độ tuổi già khi 100 tuổi.
Sứa Turritopsis dohrnii là loài thủy tức được phát hiện ở vùng biển Caribe và hiện nay đã lan rộng khắp nhiều vùng biển trên thế giới. Đây là loài động vật bất tử duy nhất trên thế giới từng được ghi nhận.
Năm 1996, các nhà nghiên cứu đã công bố loài sứa này có thể đảo ngược trạng thái từ một cá thể trưởng thành trở về giai đoạn vị thành niên. Khi bị chấn thương, chúng sẽ trở lại hình dáng ban đầu như một con sứa non lúc mới sinh ra. Cơ thể sứa sẽ tự tái tạo tế bào và các mô cơ thể hoàn toàn mới. Đa phần các loài sứa bất tử chỉ gặp nạn khi gặp kẻ thù hoặc bị săn bắt.
Hải âu là một loài chim có tuổi thọ cao. Chúng có thể sống tới 60 năm. Đây cũng là một trong những loài chim có sải cánh dài nhất trên Trái Đất với chiều dài sải cánh tối đa lên tới 3,5m. Loài này sống trong điều kiện hoang dã và thích bay lượn trên các vùng biển Thái Bình Dương.
So với những loài chim khác, hải âu có tuổi thọ đáng nể vì phát dục muộn và ít chịu sự ô nhiễm môi trường cũng như tác động của con người.
Cá tráp cam cũng gây ấn tượng bởi tuổi thọ vô cùng cao, lên đến 149 năm. Tuy nhiên, hiện nay loài cá này đang bị cạn kiệt về số lượng do nạn khai thác quá mức.
Cá tráp cam có thân dẹp với miệng lớn nằm xa mắt, một vây lưng vừa có tia gai vừa có tia mềm, vây hậu môn ngắn, vây ngực dài và nhọn, các vảy khá lớn và gắn chặt. Chúng sống trong vùng nước nông ôn đới - nhiệt đới và kiếm ăn tầng đáy.