1. Sóc đồng cỏ hay còn được gọi là sóc chó, chúng có đặc tính xã hội rất cao, chúng thường sống thành bầy lớn hoặc tạo thành 1 "thị trấn". Các nhóm gia đình sóc đồng cỏ là những đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của chúng. Các thành viên của một nhóm gia đình sống trên cùng một lãnh thổ.Một nhóm gia đình tương tác thông qua hình thức giao tiếp bằng miệng hoặc "hôn" và chải chuốt lẫn nhau. Chúng không thực hiện những hành vi này với những con sóc đồng cỏ đến từ các nhóm gia đình khác. Đây là một trong những loài vật có hành vi thú vị mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải.Sóc đồng cỏ phân chia lãnh thổ của riêng chúng. Các vùng lãnh thổ có biên giới được thiết lập rất cẩn thận bằng các rào cản vật lý như đá và cây cối. Các con đực sẽ có trách nhiệm bảo vệ có hành vi thù địch với những con đực ở các gia đình khác khi xâm chiếm lãnh thổ của chúng. Những lần tương tác này có thể xảy ra 20 lần mỗi ngày và kéo dài khoảng năm phút.Khi hai con sóc đồng cỏ đụng độ nhau ở rìa lãnh thổ, chúng sẽ bắt đầu lườm nhau, làm các động tác vờn, xòe đuôi, nghiến răng và ngửi các tuyến mùi hương của nhau.Khi chiến đấu, cầy thảo nguyên sẽ cắn, đá và ủi vào nhau. Nếu đối thủ của chúng có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn, thì con cái sẽ tham gia chiến đấu. Còn nếu không, khi nhìn thấy đối thủ, con cái sẽ ra hiệu cho con đực. 2. Chim Tú hú và Honeyguide: Trong số những loài chim ký sinh, có lẽ đáng nhắc đến nhất là hai loài Tú hú và Honeyguide.Chim non tu hú khi mới nở đã biết cách loại bỏ những vật cản, làm chậm đi sự phát triển của mình. Nó dùng lưng và hất tất cả những quả trứng cũng như chim non rơi ra khỏi tổ, để độc chiếm nguồn thức ăn từ chim bố mẹ nuôi. Điều đáng nói ở đây là tổ cũng không phải tổ của nó, và bố mẹ cũng là của kẻ khác.Loài chim Honeyguide cũng vậy chúng cũng có hành vi kỳ lạ, khi chim non vừa mới nở cũng có hành vi tương tự, tuy nhiên vì những tổ mà chim honeyguide bố mẹ chọn thường sẽ nằm trên mặt đất, nên thay vì đẩy kẻ thù ra khỏi tổ như tu hú, nó lại quay ra dùng cái mỏ có hai móc nhọn cắn các chim non khác cho đến chết. 3. Ong đực: Trong một tổ ong, để tạo ra bầy ong với số lượng đông đúc, cần phải có ong chúa để đảm nhiệm công việc sinh sản. Ong mật là một loài rất đặc biệt, chúng có thể bay và hơn thế chúng cũng có thể giao phối ngay trên không trung.Các ong đực tìm thấy ong chúa bằng pheromone, và chúng sẽ lao vào ong chúa đang bay để được giao phối. Tuy nhiên hậu quả mà ong đực nhận được sau đó rất bi thảm.Sau khi giao phối, Ong mật đực sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa.Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Phần về ong đực sẽ không còn được bay nữa, nó rơi xuống đất và chết ngay tức khắc.>>>Xem thêm video: Thế giới động vật - Bọ ngựa (Nguồn: VTV2).
1. Sóc đồng cỏ hay còn được gọi là sóc chó, chúng có đặc tính xã hội rất cao, chúng thường sống thành bầy lớn hoặc tạo thành 1 "thị trấn". Các nhóm gia đình sóc đồng cỏ là những đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của chúng. Các thành viên của một nhóm gia đình sống trên cùng một lãnh thổ.
Một nhóm gia đình tương tác thông qua hình thức giao tiếp bằng miệng hoặc "hôn" và chải chuốt lẫn nhau. Chúng không thực hiện những hành vi này với những con sóc đồng cỏ đến từ các nhóm gia đình khác. Đây là một trong những loài vật có hành vi thú vị mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải.
Sóc đồng cỏ phân chia lãnh thổ của riêng chúng. Các vùng lãnh thổ có biên giới được thiết lập rất cẩn thận bằng các rào cản vật lý như đá và cây cối. Các con đực sẽ có trách nhiệm bảo vệ có hành vi thù địch với những con đực ở các gia đình khác khi xâm chiếm lãnh thổ của chúng. Những lần tương tác này có thể xảy ra 20 lần mỗi ngày và kéo dài khoảng năm phút.
Khi hai con sóc đồng cỏ đụng độ nhau ở rìa lãnh thổ, chúng sẽ bắt đầu lườm nhau, làm các động tác vờn, xòe đuôi, nghiến răng và ngửi các tuyến mùi hương của nhau.
Khi chiến đấu, cầy thảo nguyên sẽ cắn, đá và ủi vào nhau. Nếu đối thủ của chúng có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn, thì con cái sẽ tham gia chiến đấu. Còn nếu không, khi nhìn thấy đối thủ, con cái sẽ ra hiệu cho con đực.
2. Chim Tú hú và Honeyguide: Trong số những loài chim ký sinh, có lẽ đáng nhắc đến nhất là hai loài Tú hú và Honeyguide.
Chim non tu hú khi mới nở đã biết cách loại bỏ những vật cản, làm chậm đi sự phát triển của mình. Nó dùng lưng và hất tất cả những quả trứng cũng như chim non rơi ra khỏi tổ, để độc chiếm nguồn thức ăn từ chim bố mẹ nuôi. Điều đáng nói ở đây là tổ cũng không phải tổ của nó, và bố mẹ cũng là của kẻ khác.
Loài chim Honeyguide cũng vậy chúng cũng có hành vi kỳ lạ, khi chim non vừa mới nở cũng có hành vi tương tự, tuy nhiên vì những tổ mà chim honeyguide bố mẹ chọn thường sẽ nằm trên mặt đất, nên thay vì đẩy kẻ thù ra khỏi tổ như tu hú, nó lại quay ra dùng cái mỏ có hai móc nhọn cắn các chim non khác cho đến chết.
3. Ong đực: Trong một tổ ong, để tạo ra bầy ong với số lượng đông đúc, cần phải có ong chúa để đảm nhiệm công việc sinh sản. Ong mật là một loài rất đặc biệt, chúng có thể bay và hơn thế chúng cũng có thể giao phối ngay trên không trung.
Các ong đực tìm thấy ong chúa bằng pheromone, và chúng sẽ lao vào ong chúa đang bay để được giao phối. Tuy nhiên hậu quả mà ong đực nhận được sau đó rất bi thảm.
Sau khi giao phối, Ong mật đực sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa.
Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Phần về ong đực sẽ không còn được bay nữa, nó rơi xuống đất và chết ngay tức khắc.
>>>Xem thêm video: Thế giới động vật - Bọ ngựa (Nguồn: VTV2).