Vào ngày 26/4 đã diễn ra hiện tượng thiên văn siêu trăng gọi là trăng hồng. Trăng hồng có tên gọi này vì nó tương ứng với sự nở hoa đầu mùa xuân của loài hoa dại phlox subulata, còn được gọi là hoa chi anh hay rêu chi anh.Hiện tượng này diễn ra ở thời điểm khi Mặt trăng và Trái đất có khoảng cách gần hơn bình thường. Đây là siêu trăng đầu tiên của năm 2021 và cũng là một trong những siêu trăng to nhất, sáng nhất năm nay.Hiện tượng nhật thực “hình khuyên” (ring of fire) đã xảy ra vào tháng 6/2021. Nhật thực “hình khuyên” là hiện tượng nơi rìa ngoài của Mặt trời có thể quan sát thấy phía sau Mặt trăngBị che khuất bởi hình bóng Mặt trăng, nên 94% ánh sáng từ Mặt trời sẽ bị cản lại, qua đó vành nhật hoa của Mặt Trời có thể hiển thị rõ ràng và khiến cho người xem ở trên Trái Đất phải kinh ngạc.Ngày 24/6/2021, Trái đất đã chứng kiến một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú, có tên gọi là "siêu trăng dâu tây" (Super Strawberry Moon). "Trăng dâu tây" là tên gọi thân mật của trăng tròn tháng 6, bởi nó xuất hiện vào mùa dâu tây chín ở châu Mỹ.Ngày 7/7/2021, sao Hỏa cách sao Kim khoảng 6 lần đường kính Mặt trăng tròn. Cả hai đã xích lại gần nhau mỗi ngày khi sao Hỏa leo gần chân trời phía tây và sao Kim trượt về phía đông để gặp nó. Cặp đôi sát gần nhau nhất vào ngày 12.7 - chỉ một đường kính Mặt trăng (3.474km).Đêm ngày 12/8 và rạng sáng ngày 13/8/2021, người yêu thiên văn học đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trận mưa sao băng Perseids. Perseids có nguồn gốc từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle, khi trái đất đi qua những mảnh vỡ còn sót lại của nó vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm.Đêm 28/7/2021 đã diễn ra hiện tượng mưa sao băng Nam Delta Aquariids đạt cực đại cùng với mưa sao băng Alpha Capricornids. Cả 2 trận mưa sao băng tiếp tục kéo dài nhiều tuần sau khi đạt cực đại.Sáng sớm 31/7/2021 (theo giờ địa phương), một thiên thạch có màu xanh lục đã rơi xuống gần thành phố Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ kèm theo tiếng nổ lớn. Màu xanh lục của sao băng ở Izmir có thể bắt nguồn từ thành phần hóa học của nó, báo hiệu rằng nó có chứa một lượng lớn niken.Vào tối 9/9/2021, Mặt trăng lưỡi liềm cùng với hai ngôi sao sáng nhất là sao Kim và sao Spica đã tạo thành một hình tam giác đều thú vị trên bầu trời đêm.Ngày 19/11/2021, cả thế giới đã được chứng kiến nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ, đồng thời là lần nguyệt thực dài nhất trong vòng 580 năm trở lại đây. Tổng thời gian diễn ra hiện tượng này khoảng 3 tiếng 28 phút, dài hơn rất nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút.Kết lại một năm rực rỡ về thiên văn là hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra vào ngày 4/12/2021. Giống hầu hết các lần khác, nguyệt thực toàn phần năm nay diễn ra khá ngắn chỉ có thể nhìn thấy trong 1 phút 54 giây ở Nam Cực.Mời các bạn xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: VTV
Vào ngày 26/4 đã diễn ra hiện tượng thiên văn siêu trăng gọi là trăng hồng. Trăng hồng có tên gọi này vì nó tương ứng với sự nở hoa đầu mùa xuân của loài hoa dại phlox subulata, còn được gọi là hoa chi anh hay rêu chi anh.
Hiện tượng này diễn ra ở thời điểm khi Mặt trăng và Trái đất có khoảng cách gần hơn bình thường. Đây là siêu trăng đầu tiên của năm 2021 và cũng là một trong những siêu trăng to nhất, sáng nhất năm nay.
Hiện tượng nhật thực “hình khuyên” (ring of fire) đã xảy ra vào tháng 6/2021. Nhật thực “hình khuyên” là hiện tượng nơi rìa ngoài của Mặt trời có thể quan sát thấy phía sau Mặt trăng
Bị che khuất bởi hình bóng Mặt trăng, nên 94% ánh sáng từ Mặt trời sẽ bị cản lại, qua đó vành nhật hoa của Mặt Trời có thể hiển thị rõ ràng và khiến cho người xem ở trên Trái Đất phải kinh ngạc.
Ngày 24/6/2021, Trái đất đã chứng kiến một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú, có tên gọi là "siêu trăng dâu tây" (Super Strawberry Moon). "Trăng dâu tây" là tên gọi thân mật của trăng tròn tháng 6, bởi nó xuất hiện vào mùa dâu tây chín ở châu Mỹ.
Ngày 7/7/2021, sao Hỏa cách sao Kim khoảng 6 lần đường kính Mặt trăng tròn. Cả hai đã xích lại gần nhau mỗi ngày khi sao Hỏa leo gần chân trời phía tây và sao Kim trượt về phía đông để gặp nó. Cặp đôi sát gần nhau nhất vào ngày 12.7 - chỉ một đường kính Mặt trăng (3.474km).
Đêm ngày 12/8 và rạng sáng ngày 13/8/2021, người yêu thiên văn học đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trận mưa sao băng Perseids. Perseids có nguồn gốc từ sao chổi 109P/Swift-Tuttle, khi trái đất đi qua những mảnh vỡ còn sót lại của nó vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
Đêm 28/7/2021 đã diễn ra hiện tượng mưa sao băng Nam Delta Aquariids đạt cực đại cùng với mưa sao băng Alpha Capricornids. Cả 2 trận mưa sao băng tiếp tục kéo dài nhiều tuần sau khi đạt cực đại.
Sáng sớm 31/7/2021 (theo giờ địa phương), một thiên thạch có màu xanh lục đã rơi xuống gần thành phố Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ kèm theo tiếng nổ lớn. Màu xanh lục của sao băng ở Izmir có thể bắt nguồn từ thành phần hóa học của nó, báo hiệu rằng nó có chứa một lượng lớn niken.
Vào tối 9/9/2021, Mặt trăng lưỡi liềm cùng với hai ngôi sao sáng nhất là sao Kim và sao Spica đã tạo thành một hình tam giác đều thú vị trên bầu trời đêm.
Ngày 19/11/2021, cả thế giới đã được chứng kiến nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ, đồng thời là lần nguyệt thực dài nhất trong vòng 580 năm trở lại đây. Tổng thời gian diễn ra hiện tượng này khoảng 3 tiếng 28 phút, dài hơn rất nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút.
Kết lại một năm rực rỡ về thiên văn là hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra vào ngày 4/12/2021. Giống hầu hết các lần khác, nguyệt thực toàn phần năm nay diễn ra khá ngắn chỉ có thể nhìn thấy trong 1 phút 54 giây ở Nam Cực.