Biển sữa (Milky) đề cập đến ánh sáng màu trắng đục (với các sắc thái xanh lam khác nhau) độc đáo của vùng biển rộng 16.000 km2 ở Ấn Độ Dương. Nó phát đủ sáng vào ban đêm để các vệ tinh quay quanh Trái đất có thể nhìn thấy. Hiện tượng đại dương xảy ra do hoạt động của vi khuẩn phát quang sinh học, làm cho nước chuyển sang màu xanh lam, nhìn bằng mắt thường trong bóng tối có màu trắng sữa. Hiện tượng biển Milky được ghi nhận là đã tồn tại hơn 4 thế kỷ. Ảnh: WikipediaPhát quang sinh học là ánh sáng do các sinh vật biển tạo ra như một cơ chế bảo vệ. Một số chất hóa học trong cơ thể sinh vật khi phản ứng với oxy trong khí quyển đã dẫn đến sự xuất hiện sự phát quang sinh học. Ảnh: marineinsight.comSự hội tụ của Biển Baltic và Biển Bắc. Hiện tượng đại dương này đã là một chủ đề được tranh luận rất sôi nổi. Điểm hội tụ của biển Bắc và biển Baltic nằm ở tỉnh Skagen của Đan Mạch. Tuy nhiên, do tỷ lệ mật độ khác nhau của các vùng nước biển, hai phần nước biển tiếp tục tách biệt mặc dù có sự hội tụ của chúng. Người ta nói rằng, hiện tượng đại dương này được đề cập đến trong Kinh thánh Qur'an. Ảnh: marineinsight.comKhói biển Đen. Được gọi là 'khói biển', hơi nước phát sinh từ biển Đen được tạo ra do độ ẩm của nước đại dương phản ứng với sự mát mẻ của gió trên bề mặt nước. Ngoài việc giải thích bí ẩn đại dương đằng sau hơi nước bốc lên từ biển Đen, các chuyên gia cũng đã chứng minh rằng hiện tượng này khá phổ biến đối với các hạt nước siêu nhỏ. Ảnh: marineinsight.comĐèn chớp xanh. Hiện tượng đại dương nhấp nháy màu xanh lá cây xảy ra lúc hoàng hôn và bình minh. Thường được nhìn thấy chỉ trong vài giây, những tia chớp màu xanh lục như vậy là kết quả của hiệu ứng lăng trụ tự nhiên của bầu khí quyển Trái Đất. Trong khi Mặt trời lặn và khi Mặt trời mọc, ánh sáng do Mặt Trời chiếu vào sẽ bị phân kỳ thành nhiều màu, được nhìn thấy bằng cách phát ra đèn chớp xanh lục. Ảnh: marineinsight.comVật bất thường ở biển Baltic. Vật bất thường hình tròn dày 60 mét, gần ở độ sâu 90 mét ở biển Baltic được một nhóm chuyên gia lặn tình cờ phát hiện vào năm 2011. Có một đường ray dường như dẫn tới thực thể này, các thợ lặn đo được khoảng 300 mét. Mặc dù các nhà khoa học khác nhau đã đưa ra vô số giả thiết về nguồn gốc của thực thể, vật bất thường này vẫn là một trong những bí ẩn nói chung và bí ẩn đại dương chưa được giải đáp của thế giới. Ảnh: marineinsight.comCác sợi muối (brinicles). Nước muối đậm đặc thoát ra từ bên trong lớp băng được hình thành trên bề mặt đại dương và thấm xuống độ sâu của nước. Tuy nhiên, một khi muối đậm đặc rời bề mặt rơi xuống đáy biển, do các quá trình tự nhiên, sẽ đóng băng và tạo thành các sợi nhỏ. Các sợ muối này thường xuất hiện ở vùng biển lạnh giá quanh các cực. Ảnh: marineinsight.comThủy triều đỏ. Sự xuất hiện của thủy triều đỏ được các nhà khoa học gọi là 'Algal Blooming' - hiện tượng khi có sự phát triển nhanh chóng hoặc nở hoa của tảo trong vùng nước đại dương. Thủy triều đỏ rất nguy hiểm vì những loài tảo này có thể gây tử vong cho chim, động vật và thậm chí cả con người. Ảnh: marineinsight.comBọt biển. Sự sủi bọt của biển là do sự xáo trộn các sinh vật hiện diện trên mặt nước do tác động của thủy triều liên tục. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, bọt biển cũng có thể được phát sinh do những xáo trộn do các hoạt động của con người gây ra như thải chất thải độc vào nước đại dương. Ảnh: marineinsight.com
Biển sữa (Milky) đề cập đến ánh sáng màu trắng đục (với các sắc thái xanh lam khác nhau) độc đáo của vùng biển rộng 16.000 km2 ở Ấn Độ Dương. Nó phát đủ sáng vào ban đêm để các vệ tinh quay quanh Trái đất có thể nhìn thấy. Hiện tượng đại dương xảy ra do hoạt động của vi khuẩn phát quang sinh học, làm cho nước chuyển sang màu xanh lam, nhìn bằng mắt thường trong bóng tối có màu trắng sữa. Hiện tượng biển Milky được ghi nhận là đã tồn tại hơn 4 thế kỷ. Ảnh: Wikipedia
Phát quang sinh học là ánh sáng do các sinh vật biển tạo ra như một cơ chế bảo vệ. Một số chất hóa học trong cơ thể sinh vật khi phản ứng với oxy trong khí quyển đã dẫn đến sự xuất hiện sự phát quang sinh học. Ảnh: marineinsight.com
Sự hội tụ của Biển Baltic và Biển Bắc. Hiện tượng đại dương này đã là một chủ đề được tranh luận rất sôi nổi. Điểm hội tụ của biển Bắc và biển Baltic nằm ở tỉnh Skagen của Đan Mạch. Tuy nhiên, do tỷ lệ mật độ khác nhau của các vùng nước biển, hai phần nước biển tiếp tục tách biệt mặc dù có sự hội tụ của chúng. Người ta nói rằng, hiện tượng đại dương này được đề cập đến trong Kinh thánh Qur'an. Ảnh: marineinsight.com
Khói biển Đen. Được gọi là 'khói biển', hơi nước phát sinh từ biển Đen được tạo ra do độ ẩm của nước đại dương phản ứng với sự mát mẻ của gió trên bề mặt nước. Ngoài việc giải thích bí ẩn đại dương đằng sau hơi nước bốc lên từ biển Đen, các chuyên gia cũng đã chứng minh rằng hiện tượng này khá phổ biến đối với các hạt nước siêu nhỏ. Ảnh: marineinsight.com
Đèn chớp xanh. Hiện tượng đại dương nhấp nháy màu xanh lá cây xảy ra lúc hoàng hôn và bình minh. Thường được nhìn thấy chỉ trong vài giây, những tia chớp màu xanh lục như vậy là kết quả của hiệu ứng lăng trụ tự nhiên của bầu khí quyển Trái Đất. Trong khi Mặt trời lặn và khi Mặt trời mọc, ánh sáng do Mặt Trời chiếu vào sẽ bị phân kỳ thành nhiều màu, được nhìn thấy bằng cách phát ra đèn chớp xanh lục. Ảnh: marineinsight.com
Vật bất thường ở biển Baltic. Vật bất thường hình tròn dày 60 mét, gần ở độ sâu 90 mét ở biển Baltic được một nhóm chuyên gia lặn tình cờ phát hiện vào năm 2011. Có một đường ray dường như dẫn tới thực thể này, các thợ lặn đo được khoảng 300 mét. Mặc dù các nhà khoa học khác nhau đã đưa ra vô số giả thiết về nguồn gốc của thực thể, vật bất thường này vẫn là một trong những bí ẩn nói chung và bí ẩn đại dương chưa được giải đáp của thế giới. Ảnh: marineinsight.com
Các sợi muối (brinicles). Nước muối đậm đặc thoát ra từ bên trong lớp băng được hình thành trên bề mặt đại dương và thấm xuống độ sâu của nước. Tuy nhiên, một khi muối đậm đặc rời bề mặt rơi xuống đáy biển, do các quá trình tự nhiên, sẽ đóng băng và tạo thành các sợi nhỏ. Các sợ muối này thường xuất hiện ở vùng biển lạnh giá quanh các cực. Ảnh: marineinsight.com
Thủy triều đỏ. Sự xuất hiện của thủy triều đỏ được các nhà khoa học gọi là 'Algal Blooming' - hiện tượng khi có sự phát triển nhanh chóng hoặc nở hoa của tảo trong vùng nước đại dương. Thủy triều đỏ rất nguy hiểm vì những loài tảo này có thể gây tử vong cho chim, động vật và thậm chí cả con người. Ảnh: marineinsight.com
Bọt biển. Sự sủi bọt của biển là do sự xáo trộn các sinh vật hiện diện trên mặt nước do tác động của thủy triều liên tục. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, bọt biển cũng có thể được phát sinh do những xáo trộn do các hoạt động của con người gây ra như thải chất thải độc vào nước đại dương. Ảnh: marineinsight.com