Gliese 710 là ngôi sao lang thang có thể gây ra thảm kịch tận thế vào hơn 1 triệu năm tới. Theo các nhà khoa học, ngôi sao này sẽ đi lạc vào Hệ Mặt trời của chúng ta và khiến hàng triệu sao băng lao xuống Trái đất. Khi ấy, nhân loại có thể đối mặt với ngày tận thế.Cụ thể, ngôi sao Gliese 710 hiện nằm cách Trái đất khoảng 62 năm ánh sáng trong chòm sao Serpens Cauda.Các nghiên cứu của giới khoa học cho thấy trong hơn 20 năm qua, ngôi sao Gliese 710 hướng thẳng về phía Hệ Mặt trời. Một nghiên cứu năm 2018 từng chỉ ra khoảng 1,29 triệu năm nữa, ngôi sao này sẽ cách Trái đất chỉ 0,06 năm ánh sáng.Với việc cách Trái đất chỉ 0,06 năm ánh sáng, Gliese 710 sẽ đi qua "đám mây Oort" (được NASA mô tả là khối cầu khổng lồ bao phủ toàn bộ Hệ Mặt trời ở khoảng cách 0,03 - 3,2 năm ánh sáng) và làm xáo trộn vô số sao chổi.Nhiều sao chổi trong số này có thể bị văng ra ngoài không gian sâu. Trong khi ấy, một số ngôi sao có thể sẽ bị vỡ tan bên trong Hệ Mặt trời nhưng cũng có thể bị hất văng tới các hành tinh khác, tạo ra một trận mưa sao băng.Các nhà khoa học nhận định tình huống này không hề tốt đẹp. Nguyên do là bởi Giáo sư Brad Gibson - Giám đốc Trung tâm vật lý thiên văn EA Milne tại Đại học Hull (Anh) chỉ ra viễn cảnh tồi tệ khi kịch bản trên xảy ra."Với cùng một khối lượng, sao băng sẽ gây thiệt hại cho Trái đất gấp 10 lần so với một tiểu hành tinh", Giáo sư Brad Gibson cảnh báo.Giáo sư Brad Gibson cho biết thêm rằng, trong 1 triệu năm nữa, Gliese 710 sẽ thực sự đi vào Hệ Mặt trời của chúng ta và từ từ đi qua "đám mây Oort".Quá trình này sẽ làm rung chuyển 10 triệu sao chổi và được dự đoán sẽ rơi như mưa xuống Hệ Mặt trời bên trong. Trong đó, hàng triệu sao chổi sẽ rơi thẳng vào Trái đất và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sự sống trên hành tinh xanh.Theo Giáo sư Brad Gibson, hiện nhiều nhà khoa học quan sát và nghiên cứu Gliese 710 cũng như nhiều tiểu hành tinh, sao chổi khác để kịp thời phát hiện và triệt tiêu các mối đe dọa đối với Trái đất.Mời độc giả xem video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ. Nguồn: THDT.
Gliese 710 là ngôi sao lang thang có thể gây ra thảm kịch tận thế vào hơn 1 triệu năm tới. Theo các nhà khoa học, ngôi sao này sẽ đi lạc vào Hệ Mặt trời của chúng ta và khiến hàng triệu sao băng lao xuống Trái đất. Khi ấy, nhân loại có thể đối mặt với ngày tận thế.
Cụ thể, ngôi sao Gliese 710 hiện nằm cách Trái đất khoảng 62 năm ánh sáng trong chòm sao Serpens Cauda.
Các nghiên cứu của giới khoa học cho thấy trong hơn 20 năm qua, ngôi sao Gliese 710 hướng thẳng về phía Hệ Mặt trời. Một nghiên cứu năm 2018 từng chỉ ra khoảng 1,29 triệu năm nữa, ngôi sao này sẽ cách Trái đất chỉ 0,06 năm ánh sáng.
Với việc cách Trái đất chỉ 0,06 năm ánh sáng, Gliese 710 sẽ đi qua "đám mây Oort" (được NASA mô tả là khối cầu khổng lồ bao phủ toàn bộ Hệ Mặt trời ở khoảng cách 0,03 - 3,2 năm ánh sáng) và làm xáo trộn vô số sao chổi.
Nhiều sao chổi trong số này có thể bị văng ra ngoài không gian sâu. Trong khi ấy, một số ngôi sao có thể sẽ bị vỡ tan bên trong Hệ Mặt trời nhưng cũng có thể bị hất văng tới các hành tinh khác, tạo ra một trận mưa sao băng.
Các nhà khoa học nhận định tình huống này không hề tốt đẹp. Nguyên do là bởi Giáo sư Brad Gibson - Giám đốc Trung tâm vật lý thiên văn EA Milne tại Đại học Hull (Anh) chỉ ra viễn cảnh tồi tệ khi kịch bản trên xảy ra.
"Với cùng một khối lượng, sao băng sẽ gây thiệt hại cho Trái đất gấp 10 lần so với một tiểu hành tinh", Giáo sư Brad Gibson cảnh báo.
Giáo sư Brad Gibson cho biết thêm rằng, trong 1 triệu năm nữa, Gliese 710 sẽ thực sự đi vào Hệ Mặt trời của chúng ta và từ từ đi qua "đám mây Oort".
Quá trình này sẽ làm rung chuyển 10 triệu sao chổi và được dự đoán sẽ rơi như mưa xuống Hệ Mặt trời bên trong. Trong đó, hàng triệu sao chổi sẽ rơi thẳng vào Trái đất và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sự sống trên hành tinh xanh.
Theo Giáo sư Brad Gibson, hiện nhiều nhà khoa học quan sát và nghiên cứu Gliese 710 cũng như nhiều tiểu hành tinh, sao chổi khác để kịp thời phát hiện và triệt tiêu các mối đe dọa đối với Trái đất.
Mời độc giả xem video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ. Nguồn: THDT.