Mới đây, một người đàn ông ở làng Bibinsan, thị trấn Magway, thuộc tỉnh Magway ở Myanmar tình cờ tìm thấy cái cây khổng lồ trong lúc đào ruộng. (Ảnh: Sohu)Ban đầu, ông ta nghĩ rằng đó chỉ là một khúc gỗ mục nhưng không ngờ càng đào thì càng thấy khúc gỗ dài bất thường. (Ảnh: Sohu)Hàng xóm sau khi được ông báo tin đã kéo đến đào xới cùng và cuối cùng cái cây đã hoàn toàn lộ diện với chiều dài 30,5 mét; chu vi khoảng 6 mét.Nhận ra sự bất thường của cây gỗ khổng lồ, người dân khu vực đã liên hệ với cảnh sát địa phương. Ngay lập tức, hiện trường quanh cây gỗ kỳ lạ bị phong tỏa.Hóa ra cây gỗ mục mà người đàn ông tìm thấy là một loại gỗ hóa ngọc.Theo các chuyên gia cổ sinh vật học, một thân cây hóa ngọc lớn như thế này là rất hiếm. Họ nhận định, cây gỗ hóa ngọc này có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (tương đương hơn 600 tỷ đồng). Sau đó, "báu vật" này đã được đưa về trưng bày tại bảo tàng của tỉnh.Hiện tượng gỗ hóa ngọc là một hiện tượng thiên nhiên độc đáo và kỳ diệu, khiến cho cây trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự nhiên. Khi gỗ bị nhiễm tạp chất và khoáng vật từ lòng đất, nó có thể chuyển đổi thành ngọc tự nhiên, tạo ra một hiện tượng gọi là gỗ hóa ngọc.Quá trình gỗ hóa ngọc diễn ra trong suốt hàng triệu năm, khi các tạp chất và khoáng vật từ môi trường xung quanh thấm vào trong cấu trúc gỗ.Đặc biệt, quá trình này xảy ra trong môi trường giàu khoáng chất như các vùng đất chứa quặng hoặc núi lửa. Khi những khoáng vật này thâm nhập vào gỗ, chúng sẽ thay thế các tạp chất ban đầu trong gỗ và tạo thành cấu trúc mới.Quá trình này diễn ra rất chậm, chỉ di chuyển vài millimet mỗi năm, nhưng sau hàng trăm nghìn năm, gỗ có thể hoàn toàn biến thành ngọc.Vì tính chất độc đáo và hiếm có của nó, gỗ hóa ngọc đã trở thành một vật phẩm quý giá trong lĩnh vực nghệ thuật và trang sức>>>Xem thêm video: Kỳ quặc bảo tàng lưu giữ tóc của hơn 16.000 phụ nữ khắp thế giới.
Mới đây, một người đàn ông ở làng Bibinsan, thị trấn Magway, thuộc tỉnh Magway ở Myanmar tình cờ tìm thấy cái cây khổng lồ trong lúc đào ruộng. (Ảnh: Sohu)
Ban đầu, ông ta nghĩ rằng đó chỉ là một khúc gỗ mục nhưng không ngờ càng đào thì càng thấy khúc gỗ dài bất thường. (Ảnh: Sohu)
Hàng xóm sau khi được ông báo tin đã kéo đến đào xới cùng và cuối cùng cái cây đã hoàn toàn lộ diện với chiều dài 30,5 mét; chu vi khoảng 6 mét.
Nhận ra sự bất thường của cây gỗ khổng lồ, người dân khu vực đã liên hệ với cảnh sát địa phương. Ngay lập tức, hiện trường quanh cây gỗ kỳ lạ bị phong tỏa.
Hóa ra cây gỗ mục mà người đàn ông tìm thấy là một loại gỗ hóa ngọc.
Theo các chuyên gia cổ sinh vật học, một thân cây hóa ngọc lớn như thế này là rất hiếm. Họ nhận định, cây gỗ hóa ngọc này có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (tương đương hơn 600 tỷ đồng). Sau đó, "báu vật" này đã được đưa về trưng bày tại bảo tàng của tỉnh.
Hiện tượng gỗ hóa ngọc là một hiện tượng thiên nhiên độc đáo và kỳ diệu, khiến cho cây trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự nhiên. Khi gỗ bị nhiễm tạp chất và khoáng vật từ lòng đất, nó có thể chuyển đổi thành ngọc tự nhiên, tạo ra một hiện tượng gọi là gỗ hóa ngọc.
Quá trình gỗ hóa ngọc diễn ra trong suốt hàng triệu năm, khi các tạp chất và khoáng vật từ môi trường xung quanh thấm vào trong cấu trúc gỗ.
Đặc biệt, quá trình này xảy ra trong môi trường giàu khoáng chất như các vùng đất chứa quặng hoặc núi lửa. Khi những khoáng vật này thâm nhập vào gỗ, chúng sẽ thay thế các tạp chất ban đầu trong gỗ và tạo thành cấu trúc mới.
Quá trình này diễn ra rất chậm, chỉ di chuyển vài millimet mỗi năm, nhưng sau hàng trăm nghìn năm, gỗ có thể hoàn toàn biến thành ngọc.
Vì tính chất độc đáo và hiếm có của nó, gỗ hóa ngọc đã trở thành một vật phẩm quý giá trong lĩnh vực nghệ thuật và trang sức