Trong quá trình săn lùng tín hiệu vô tuyến từ các nền văn minh ngoài hành tinh, nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra tín hiệu lạ từ hướng của Proxima Centauri, hệ sao gần Mặt Trời nhất.Theo tờ The Guardian, vào thời điểm tháng 4 và tháng 5/2019, kính thiên văn Parkes ở Australia đã thu được một chùm sóng vô tuyến hẹp có dải tần 980 MHz phát ra từ sao Proxima Centaury trong vòng 30 tiếng liên tục.Tuy nhiên, tín hiệu này chỉ được phát hiện một lần duy nhất và chưa xuất hiện trở lại cho đến thời điểm hiện tại. Về cơ bản, đây là một phát hiện rất đáng chú ý, khi tín hiệu phát từ vệ tinh hay các thiết bị do con người sản xuất thường ít khi hoạt động ở dải tần 980 MHz.Kính thiên văn Parkes là một phần của dự án tìm kiếm tín hiệu bên ngoài Hệ Mặt Trời - Breakthrough Listen - trị giá 100 triệu USD. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, nó thường xuyên thu được các tín hiệu vô tuyến bất thường. Các tín hiệu vô tuyến này hoặc có nguồn gốc từ ngay Trái Đất, hoặc được phát ra bởi Mặt Trời hay các nguồn tự nhiên bên ngoài Thái Dương Hệ.Theo các nhà khoa học, tín hiệu này đến trực tiếp từ hệ sao Proxima Centauri, cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng. Proxima Centauri là một ngôi sao khí khổng lồ, có kích thước bề mặt lớn hơn 17% Trái Đất. Bên cạnh đó, nhóm khoa học đã quan sát thấy sự thay đổi của tín hiệu, có nét tương đồng với quá trình chuyển động của một hành tinh.“Tín hiệu này là ứng cử viên sáng giá cho những nỗ lực liên lạc với người ngoài hành tinh kể từ Wow! Signal", nguồn tin giấu tên chia sẻ với The Guardian."Wow! Signal" là một tín hiệu vô tuyến nổi tiếng được phát hiện vào năm 1977. Nó được coi là một "dấu hiệu kỹ thuật" – thuật ngữ cho thấy sự hiện diện của một nền văn minh ngoài Trái Đất với trình độ công nghệ tương đương chúng ta.Tuy nhiên, không nằm ngoài khả năng tín hiệu này có nguồn gốc từ tự nhiên. Một ngôi sao chổi hoặc đám mây hydrogen cũng có khả năng là lời giải đáp cho “Wow! Signal”."Đây chắc chắn là tín hiệu thú vị nhất mà chúng tôi từng phát hiện được trong dự án Breakthrough Listen, bởi chưa từng có tín hiệu nào có thể vượt qua được nhiều bộ lọc sóng của chúng tôi trước đây", nhà nghiên cứu Sofia Sheikh của Đại học Penn State, phụ trách phân tích tín hiệu cho Breakthrough Listen, bày tỏ sự phấn khích về phát hiện này.Theo Science Alert, trong quá trình tìm kiếm những nền văn minh mới, con người không thể nắm bắt được cách người ngoài hành tinh liên lạc và nguồn gốc của các tín hiệu trong vũ trụ.Do vậy, bất cứ khi nào chúng ta thu được các tín hiệu vô tuyến không tới từ các nguồn phát tự nhiên, chúng ta thường nghĩ đây là tín hiệu được gửi bởi các nền văn minh ngoài Trái Đất.Tính đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa công bố dữ liệu nào liên quan tới tín hiệu BLC1. Tuy nhiên, ngay cả khi những dữ liệu này được công khai, nhiều khả năng không ai có thể đưa ra câu trả lời cho nguồn gốc của tín hiệu này.
Trong quá trình săn lùng tín hiệu vô tuyến từ các nền văn minh ngoài hành tinh, nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra tín hiệu lạ từ hướng của Proxima Centauri, hệ sao gần Mặt Trời nhất.
Theo tờ The Guardian, vào thời điểm tháng 4 và tháng 5/2019, kính thiên văn Parkes ở Australia đã thu được một chùm sóng vô tuyến hẹp có dải tần 980 MHz phát ra từ sao Proxima Centaury trong vòng 30 tiếng liên tục.
Tuy nhiên, tín hiệu này chỉ được phát hiện một lần duy nhất và chưa xuất hiện trở lại cho đến thời điểm hiện tại. Về cơ bản, đây là một phát hiện rất đáng chú ý, khi tín hiệu phát từ vệ tinh hay các thiết bị do con người sản xuất thường ít khi hoạt động ở dải tần 980 MHz.
Kính thiên văn Parkes là một phần của dự án tìm kiếm tín hiệu bên ngoài Hệ Mặt Trời - Breakthrough Listen - trị giá 100 triệu USD. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, nó thường xuyên thu được các tín hiệu vô tuyến bất thường. Các tín hiệu vô tuyến này hoặc có nguồn gốc từ ngay Trái Đất, hoặc được phát ra bởi Mặt Trời hay các nguồn tự nhiên bên ngoài Thái Dương Hệ.
Theo các nhà khoa học, tín hiệu này đến trực tiếp từ hệ sao Proxima Centauri, cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng. Proxima Centauri là một ngôi sao khí khổng lồ, có kích thước bề mặt lớn hơn 17% Trái Đất. Bên cạnh đó, nhóm khoa học đã quan sát thấy sự thay đổi của tín hiệu, có nét tương đồng với quá trình chuyển động của một hành tinh.
“Tín hiệu này là ứng cử viên sáng giá cho những nỗ lực liên lạc với người ngoài hành tinh kể từ Wow! Signal", nguồn tin giấu tên chia sẻ với The Guardian.
"Wow! Signal" là một tín hiệu vô tuyến nổi tiếng được phát hiện vào năm 1977. Nó được coi là một "dấu hiệu kỹ thuật" – thuật ngữ cho thấy sự hiện diện của một nền văn minh ngoài Trái Đất với trình độ công nghệ tương đương chúng ta.
Tuy nhiên, không nằm ngoài khả năng tín hiệu này có nguồn gốc từ tự nhiên. Một ngôi sao chổi hoặc đám mây hydrogen cũng có khả năng là lời giải đáp cho “Wow! Signal”.
"Đây chắc chắn là tín hiệu thú vị nhất mà chúng tôi từng phát hiện được trong dự án Breakthrough Listen, bởi chưa từng có tín hiệu nào có thể vượt qua được nhiều bộ lọc sóng của chúng tôi trước đây", nhà nghiên cứu Sofia Sheikh của Đại học Penn State, phụ trách phân tích tín hiệu cho Breakthrough Listen, bày tỏ sự phấn khích về phát hiện này.
Theo Science Alert, trong quá trình tìm kiếm những nền văn minh mới, con người không thể nắm bắt được cách người ngoài hành tinh liên lạc và nguồn gốc của các tín hiệu trong vũ trụ.
Do vậy, bất cứ khi nào chúng ta thu được các tín hiệu vô tuyến không tới từ các nguồn phát tự nhiên, chúng ta thường nghĩ đây là tín hiệu được gửi bởi các nền văn minh ngoài Trái Đất.
Tính đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa công bố dữ liệu nào liên quan tới tín hiệu BLC1. Tuy nhiên, ngay cả khi những dữ liệu này được công khai, nhiều khả năng không ai có thể đưa ra câu trả lời cho nguồn gốc của tín hiệu này.