Trong cuộc khai quật tại một ngôi đền Mặt trời ở Heliopolis, gần thủ đô Cairo, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bức tượng tạc nhà vua Ramses II - người được mệnh danh là pharaoh quyền lực nhất Ai Cập cổ đại.Pharaoh Ramesses II trị vì Ai Cập từ năm 1279 trước Công nguyên - 1213 trước Công nguyên.Trước đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số ngôi đền mặt trời ở Ai Cập. Những đền thờ này thờ thần Ra - thần Mặt trời của người Ai Cập cổ đại.Trong đó, ngôi đền mặt trời tìm thấy Heliopolis đặc biệt hơn cả. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, Heliopolis là nơi "thế giới được tạo ra, đón ánh mặt trời đầu tiên".Trưởng nhóm khai quật Dietrich Raue cho hay việc tạc tượng pharaoh Ramses II và đặt tại ngôi đền mặt trời ở Heliopolis để hợp pháp hóa quyền cai trị của ông cũng như tôn vinh thần mặt trời."Phục vụ các vị thần là một trong những nhiệm vụ chính của nhà vua Ai Cập và việc đặt các bức tượng tạc pharaoh trong đền thờ Mặt trời là một phần của nhiệm vụ này", ông Dietrich cho hay.Theo ông Dietric, nhiều bộ phận của bức tượng pharaoh Ramses II mới phát hiện có cơ thể của một nhân sư làm bằng thạch anh.Ngoài tượng pharaoh Ramses II, các chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy một số mảnh vỡ của các bức tượng tạc Ramses IX (trị vì từ năm 1126 trước Công nguyên - 1108 trước Công nguyên), Horemheb (1323 trước Công nguyên - 1295 trước Công nguyên) và Psamtik II (trị vì từ 595 trước Công nguyên - 589 trước Công nguyên).Vào thời Hy Lạp - La Mã, ngôi đền mặt trời ở Heliopolis bị phá hủy phần lớn và nhiều đài tưởng niệm đã được chuyển đến Alexandria hoặc các nước châu Âu.Khi thủ đô Cairo phát triển, đá và tượng tại địa điểm khảo cổ này bị cướp phá và mang đi đến những nơi khác làm vật liệu xây dựng.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ bức tượng nhân sư Ai Cập cổ đại có má lúm đồng tiền. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Trong cuộc khai quật tại một ngôi đền Mặt trời ở Heliopolis, gần thủ đô Cairo, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bức tượng tạc nhà vua Ramses II - người được mệnh danh là pharaoh quyền lực nhất Ai Cập cổ đại.
Pharaoh Ramesses II trị vì Ai Cập từ năm 1279 trước Công nguyên - 1213 trước Công nguyên.
Trước đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số ngôi đền mặt trời ở Ai Cập. Những đền thờ này thờ thần Ra - thần Mặt trời của người Ai Cập cổ đại.
Trong đó, ngôi đền mặt trời tìm thấy Heliopolis đặc biệt hơn cả. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, Heliopolis là nơi "thế giới được tạo ra, đón ánh mặt trời đầu tiên".
Trưởng nhóm khai quật Dietrich Raue cho hay việc tạc tượng pharaoh Ramses II và đặt tại ngôi đền mặt trời ở Heliopolis để hợp pháp hóa quyền cai trị của ông cũng như tôn vinh thần mặt trời.
"Phục vụ các vị thần là một trong những nhiệm vụ chính của nhà vua Ai Cập và việc đặt các bức tượng tạc pharaoh trong đền thờ Mặt trời là một phần của nhiệm vụ này", ông Dietrich cho hay.
Theo ông Dietric, nhiều bộ phận của bức tượng pharaoh Ramses II mới phát hiện có cơ thể của một nhân sư làm bằng thạch anh.
Ngoài tượng pharaoh Ramses II, các chuyên gia khảo cổ còn tìm thấy một số mảnh vỡ của các bức tượng tạc Ramses IX (trị vì từ năm 1126 trước Công nguyên - 1108 trước Công nguyên), Horemheb (1323 trước Công nguyên - 1295 trước Công nguyên) và Psamtik II (trị vì từ 595 trước Công nguyên - 589 trước Công nguyên).
Vào thời Hy Lạp - La Mã, ngôi đền mặt trời ở Heliopolis bị phá hủy phần lớn và nhiều đài tưởng niệm đã được chuyển đến Alexandria hoặc các nước châu Âu.
Khi thủ đô Cairo phát triển, đá và tượng tại địa điểm khảo cổ này bị cướp phá và mang đi đến những nơi khác làm vật liệu xây dựng.