Tại các địa điểm khảo cổ ở Ai Cập, các chuyên gia đã khai quật được hàng triệu cổ vật quý hiếm. Trong số này có nhiều cổ vật tìm thấy trong lăng mộ của các pharaoh Ai Cập giúp các nhà khoa học giải mã nhiều bí ẩn về cuộc sống của bậc đế vương sống cách đây hàng ngàn năm.Những bức tượng tạc hình ảnh các pharaoh Ai Cập nhận được sự chú ý lớn của giới chuyên gia cũng như công chúng. Bởi lẽ, dung mạo của bậc đế vương Ai Cập là chủ đề khiến hậu thế vô cùng tò mò.Thông qua các bức tượng, công chúng có thể cảm nhận được một phần dung mạo uy nghiêm, vương giả của pharaoh. Đặc biệt, công chúng ấn tượng trước bộ râu dài của nhà vua.Tuy nhiên, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, trong thời gian trị vì, các pharaoh của Ai Cập cổ đại không hề để bộ râu dài như vậy.Trên thực tế, hình ảnh bộ râu dài chỉ được khắc họa trong các bức tượng, tác phẩm điêu khắc của pharaoh để lưu truyền tới các thế hệ sau.Các pharaoh thường cạo trọc đầu và không để râu. Sau đó, họ đội tóc giả, đeo râu giả. Điều này xuất phát từ thói quen sinh hoạt cũng như tín ngưỡng của người Ai Cập.Theo quan niệm của người Ai Cập thời cổ đại, lông tóc là thứ “không sạch sẽ, không thuần khiết” trong khi cơ thể, tâm hồn của mỗi người đều thuộc về thần linh.Vì vậy, thân thể không bị vấy bẩn. Mọi người không được để cho bản thân không sạch sẽ, khiến thần linh tức giận. Do đó, người dân, đặc biệt là pharaoh luôn cạo trọc đầu. Râu ria trên mặt và lông trên cơ thể cũng phải cạo sạch, không được để lại chút nào.Sau đó, người Ai Cập đội tóc giả, đeo râu giả và trang điểm mắt để vẻ ngoài ấn tượng hơn. Việc làm này không ảnh hưởng tới sự thuần khiết của họ trước thần linh.Riêng râu giả, các pharaoh làm như vậy vì muốn bắt chước hình ảnh thần Osiris - vị thần cai quản bầu trời. Vị thần này cũng đeo một bộ râu giả. Pharaoh Ai Cập tin rằng việc đeo râu giả giống thần Osiris sẽ giúp họ có một triều đại vĩnh cửu và trở thành nhà cai trị quyền lực.Mời độc giả xem video: Nóng: Người Ai Cập đã chế tạo “robot” từ cách đây 4000 năm. Nguồn: Kienthuc.
Tại các địa điểm khảo cổ ở Ai Cập, các chuyên gia đã khai quật được hàng triệu cổ vật quý hiếm. Trong số này có nhiều cổ vật tìm thấy trong lăng mộ của các pharaoh Ai Cập giúp các nhà khoa học giải mã nhiều bí ẩn về cuộc sống của bậc đế vương sống cách đây hàng ngàn năm.
Những bức tượng tạc hình ảnh các pharaoh Ai Cập nhận được sự chú ý lớn của giới chuyên gia cũng như công chúng. Bởi lẽ, dung mạo của bậc đế vương Ai Cập là chủ đề khiến hậu thế vô cùng tò mò.
Thông qua các bức tượng, công chúng có thể cảm nhận được một phần dung mạo uy nghiêm, vương giả của pharaoh. Đặc biệt, công chúng ấn tượng trước bộ râu dài của nhà vua.
Tuy nhiên, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, trong thời gian trị vì, các pharaoh của Ai Cập cổ đại không hề để bộ râu dài như vậy.
Trên thực tế, hình ảnh bộ râu dài chỉ được khắc họa trong các bức tượng, tác phẩm điêu khắc của pharaoh để lưu truyền tới các thế hệ sau.
Các pharaoh thường cạo trọc đầu và không để râu. Sau đó, họ đội tóc giả, đeo râu giả. Điều này xuất phát từ thói quen sinh hoạt cũng như tín ngưỡng của người Ai Cập.
Theo quan niệm của người Ai Cập thời cổ đại, lông tóc là thứ “không sạch sẽ, không thuần khiết” trong khi cơ thể, tâm hồn của mỗi người đều thuộc về thần linh.
Vì vậy, thân thể không bị vấy bẩn. Mọi người không được để cho bản thân không sạch sẽ, khiến thần linh tức giận. Do đó, người dân, đặc biệt là pharaoh luôn cạo trọc đầu. Râu ria trên mặt và lông trên cơ thể cũng phải cạo sạch, không được để lại chút nào.
Sau đó, người Ai Cập đội tóc giả, đeo râu giả và trang điểm mắt để vẻ ngoài ấn tượng hơn. Việc làm này không ảnh hưởng tới sự thuần khiết của họ trước thần linh.
Riêng râu giả, các pharaoh làm như vậy vì muốn bắt chước hình ảnh thần Osiris - vị thần cai quản bầu trời. Vị thần này cũng đeo một bộ râu giả. Pharaoh Ai Cập tin rằng việc đeo râu giả giống thần Osiris sẽ giúp họ có một triều đại vĩnh cửu và trở thành nhà cai trị quyền lực.
Mời độc giả xem video: Nóng: Người Ai Cập đã chế tạo “robot” từ cách đây 4000 năm. Nguồn: Kienthuc.